Dầu giảm do sản lượng của Mỹ tăng, hướng tới tuần giảm giá thứ 2 liên tiếp
Dầu thô Brent kỳ hạn ở mức 70,56 USD/thùng, giảm 19 US cent hay 0,3% so với đóng cửa phiên trước. Dầu thô WTI kỳ hạn giảm 7 US cent xuống 61,74 USD/thùng. Cả hai loại dầu này đã giảm gần 3% giá trị trong phiên trước đó.
Mihir Kapadia, chủ tịch điều hành của Sun Global Investments cho biết “giá dầu giảm do áp lực sản lượng của Mỹ kỷ lục tiếp tục đè nặng”.
Sản lượng dầu thô của Mỹ đạt kỷ lục 12,3 triệu thùng/ngày trong tuần trước, tăng khoảng 2 triệu thùng/ngày so với năm ngoái. Xuất khẩu dầu thô của Mỹ vượt 3 triệu thùng/ngày lần đầu tiên trong năm nay, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ.
Giới phân tích cho biết nguồn cung của Mỹ sẽ tăng tiếp khi cơ sở hạ tầng xuất khẩu được cải thiện.
Will Hobbs, chủ tịch điều hành của Barclays Investment Solutions cho biết “một trong những thứ chúng tôi có thể thấy trong tương lai gần là khai thông tắc nghẽn tại lưu vực Permian ở Mỹ thông qua các đường ống mới và khả năng xuất khẩu. Điều này sẽ kết nối lưu vực đá phiến lớn nhất thế giới với thị trường dầu toàn cầu”.
Sản lượng dầu của Mỹ ngày càng tăng giúp bù cho việc gián đoạn từ các lệnh trừng phạt của Mỹ chống lại Iran và Venezuela, và từ việc cắt giảm sản lượng dẫn đầu là OPEC bắt đầu từ tháng 1/2019.
Bất chấp những gián đoạn này và giá dầu tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay, một số nhà phân tích cho biết nguy cơ giá dầu trong dài hạn nghiêng về chiều giảm.
Erik Norland, chuyên gia kinh tế tại CME Group cho biết “sản lượng của Mỹ tăng 130% do cuộc cách mạng dầu đá phiến” trong thập kỷ qua đã tạo ra nguy cơ giảm giá mạnh và liên tục với giá dầu.
Ở Đông Âu, các nước đã đảm bảo nguồn cung cấp để bù cho việc dừng nhập khẩu do ô nhiễm.
Bộ Năng lượng Ba Lan cho biết đã quyết định giải phóng kho dự trữ dầu bắt buộc để đảm bảo sản lượng tại các nhà máy lọc dầu địa phương, sau khi dừng phân phối dầu bị ô nhiễm từ Nga trong tháng 4/2019. Belarus cho biết dầu sạch đã tới thông qua đường ống Druzhba từ Nga.
Bất chấp mong muốn tiếp tục cắt giảm sản lượng của nhiều thành viên OPEC, tổ chức này cuối cùng có thể buộc phải hành động để đáp ứng nhu cầu khi thị trường dầu đã tăng hơn 30% trong năm nay.
Nga gửi tín hiệu về khả năng tăng sản lượng. Trong tháng 4/2019, sản lượng của quốc gia này giảm so với tháng trước đó nhưng vẫn cao hơn hạn ngạch của OPEC.
Khí tự nhiên của Mỹ giảm từ mức cao nhất 2 tuần
Khí tự nhiên của Mỹ giảm từ mức cao hai tuần sau khi báo cáo cho thấy dự trữ tăng lớn hơn dự kiến trong tuần trước.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ khí đốt tăng 123 tỷ feet khối (bcf) trong tuần kết thúc vào ngày 26/4/2019, cao hơn ước tính của giới phân tích trong một thăm dò của Reuters tăng 114 bcf, cùng tuần năm ngoái chỉ tăng 50 bcf.
Dự trữ khí đốt tăng lên 1.462 nghìn tỷ feet khối, thấp hơn mức trung bình vào thời điểm này trong 5 năm là 17,8%. Dự trữ khí đốt đã thấp hơn mức trung bình 5 năm kể từ tháng 9/2017.
Khí tự nhiên kỳ hạn tháng 6/2019 trên sàn giao dịch bán buốn New York giảm 3,1 US cent hay 1,2% đóng cửa tại 2,589 USD/mmBtu.
Với thời tiết dự báo vẫn ấm hơn bình thường, Refinitiv dự đoán nhu cầu tại 48 tiểu bang của Mỹ giảm xuống trung bình 79,3 tỷ feet khối/ngày bcfd trong tuần tới so với dự báo 82,7 bcfd trong tuần này.
Bảng giá năng lượng thế giới sáng 3/5/2019

Mặt hàng

Đơn vị tính

Giá hiện nay

+/-

Thay đổi so với 1 ngày trước

Thay đổi so với 1 năm trước

Dầu WTI

USD/thùng

61,8669

0,04

-0,06%

-2,26%

Dầu Brent

USD/thùng

70,6440

0,19

-0,27 %

-2,11%

Khí tự nhiên

USD/mmBtu

2,6018

0,01

0,35%

1,39%

Xăng

USD/gallon

2,0265

0,00

0,22%

-3,53%

Dầu đốt

USD/gallon

2,0755

0,0061

-0,29 %

1,17%

Nguồn: VITIC/Reuters

 

 

Nguồn: Vinanet