Hãng thông tấn Reuters tại Bắc Kinh đưa tin, Trung Quốc đang muốn nhanh chóng giành được năng lượng bằng đường ống dẫn khí đốt giữa Trung Quốc – Myanmar. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc Trung Quốc đặt hy vọng an ninh năng lượng vào trong tay một quốc gia vừa chịu sự cấm vận quốc tế lại vừa có bất ổn chính trị như Myanmar thực sự là một nước cờ mạo hiểm.

Theo kế hoạch, đường ống khí đốt có công suất dẫn khí đạt 12 tỷ m3/năm sẽ được hoàn thành trong 2 năm tới. Đường ống này có thể vận chuyển khí đốt từ vùng duyên hải Myanmar sang miền tây nam Trung Quốc.

Nếu kế hoạch này được tiến hành thuận lợi, một đường ống khác trong tương lai sẽ vận chuyển khoảng 12 tấn dầu mỏ mỗi năm cho Trung Quốc, dường như tương đương với tổng khối lượng dầu mỏ mà Trung Quốc nhập khẩu từ Sudan trong năm 2009. Hiện nay, thời hạn xây dựng đường ống dẫn dầu này vẫn chưa được tiết lộ.

Myanmar là người bạn cũ của Trung Quốc, Trung Quốc ủng hộ chính quyền quân chủ của Myanmar, khi cần thiết sẽ bán vũ khí và bảo hộ tị nạn ngoại giao cho Myanmar. Hơn nữa, Trung Quốc còn nhận ra rằng, nguồn tài nguyên thiên nhiên của Myanmar và con đường Ấn Độ Dương có sức hút to lớn đối với Trung Quốc.

Mặc dù đã có dự án xây dựng đường ống dẫn khí Trung Quốc – Myanmar, nhưng thực chất giữa hai nước chỉ là mối quan hệ lợi ích, chứ không phải là đối tác cùng chung chí hướng.

Nguyên nhân là do, nền quân chủ của Myanmar vốn không mấy tin tưởng vào quốc gia láng giềng Trung Quốc, còn Trung Quốc lại lo lắng sự bất ổn trong nội bộ chính trường của Myanmar sẽ mang họa sang lãnh thổ của mình.

Quả nhiên, nỗi lo của Trung Quốc đã trở thành sự thật vào tháng 8 năm ngoái, chính phủ quân quyền và nhóm vũ trang địa phương quả cảm đã xảy ra xung đột, khiến nghìn nạn dân chạy sang Trung Quốc. Quân đội Myanmar đã khai hỏa tại biên giới Trung Quốc, khiến chính phủ Trung Quốc tức giận. 

Chuyên gia các vấn đề Myanmar đến từ Trung tâm quản lý toàn cầu của Học viện kinh tế London Maung Zarni cho biết: “Nếu Trung Quốc cho rằng, việc tu sửa đường ống tại Myanmar sẽ không gây ra phiền toái, thì họ cần xem xét lại”.

“Cho dù, hiện tại chính phủ Myanmar đang có mối quan hệ mật thiết với Trung Quốc, nhưng họ vẫn có thể sẵn sàng nổ súng tại lãnh thổ Trung Quốc”, ông Zarni bổ sung thêm.

Trung Quốc cho rằng, đường ống dẫn dầu và khí đốt Trung Quốc – Myanmar là một trong những phương pháp để giải quyết “cửa ải khó khăn Malacca”. Bởi vì “ải khó khăn Malacca” là một vấn đề hóc búc lớn làm đau đầu Trung Quốc trong chiến lược năng lượng quốc nội.

Trung Quốc lo ngại, nếu tranh chấp, kẻ địch có thể khống chế eo biển Malacca, tấn công tàu chở dầu Trung Quốc, gián đoạn nguồn cung ứng năng lượng của quốc gia này, bởi vì 80% dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc đều vận chuyển qua eo biển Malacca.

Đường ống dẫn khí Trung Quốc – Myanmar có thể giúp Trung Quốc thoát khỏi eo biển Malacca, đồng thời đa dạng hóa kênh nhập khẩu dầu thô và khí đốt, nhưng hai mối tai họa ngầm lớn này có thể triệt tiêu những lợi thế này; Trong lãnh thổ Myanmar vẫn tồn tại một loạt các tổ chức vũ trang luôn đối kháng với chính phủ.

“Hãy suy nghĩ xem, người dân Myanmar thù ghét người Trung Quốc, nếu người Myanmar muốn làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc, việc tấn công đường ống dẫn khí có chiều 800km này thực sự không còn lựa chọn nào tốt hơn”, ông Zarni khẳng định.

VIT

Nguồn: Internet