Theo đó:
Tiếp tục đầu tư phát triển các loại vật liệu cơ bản như: xi măng, vật liệu ốp lát, sứ vệ sinh, kính xây dựng, vật liệu xây, vật liệu lợp, đá xây dựng, cát xây dựng và vật liệu trang trí hoàn thiện, đồng thời chú trọng phát triển các loại vật liệu mới, thân thiện với môi trường.
Về xi măng: Định hướng về quy mô đầu tư, công nghệ khai thác đá vôi sản xuất xi măng và bảo vệ môi trường. Quy mô đầu tư, công nghệ khai thác đá vôi và các nguyên liệu khác để sản xuất xi măng phải thực hiện theo các nội dung trong “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020”.
Về gạch ốp lát và sứ vệ sinh: Định hướng về quy mô đầu tư, công nghệ khai thác, chế biến đất sét cao lanh và fenspat cho sản xuất gốm sứ xây dựng và bảo vệ môi trường phải thực hiện theo các nội dung trong “Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020”.
Về kính xây dựng: đầu tư công nghệ chế biến làm giàu cát phù hợp với các loại cát ở từng khu vực, để sản xuất ở chất lượng tốt, bảo đảm yêu cầu của sản xuất kính. Không xuất khẩu cát trắng chưa qua chế biến...
Về vật liệu xây: khuyến khích đầu tư phát triển và sử dụng vật liệu xây không nung, hạn chế tối đa việc sản xuất vật liệu xây dựng từ đất nông nghiệp. Đối với vật liệu xây không nung, sẽ phát triển từ các nguyên liệu như xi măng, đá mạt, cát và tro xỉ nhiệt điện... theo hướng công nghệ hiện đại, quy mô lớn, nhẹ để thay thế dần gạch xây sản xuất từ đất sét nung.
Về vật liệu lợp: phát triển sản xuất ngói nung truyền thống 22 viên/m2 ở các địa phương có nguồn nguyên liệu, bảo đảm chất lượng sản phẩm và hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường.
Về đá xây dựng: tiếp tục đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ sản xuất khai thác đá xây dựng ở tất cả các cơ sở sản xuất hiện có, giảm tiêu hao nguyên, nhiên liệu, nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.

Nguồn: Vinanet