VINANET - Giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tại châu Á ngược với mức giảm 8 tuần từ mức thấp 2 năm liên quan đến hàng hóa xuất khẩu tới châu Âu và Nhật Bản đối mặt với trì hoãn lò phản ứng hạt nhân.

LNG đối với đông bắc Á đã giảm 22% từ mức cao kỷ lục trong tháng 2/2013, cắt giảm tối thiểu xuất khẩu đến khu vực tây nam châu Âu thấp hơn 1,4 USD/mBtu, số liệu Tạp chí khí thế giới cho biết. Giá LNG châu Á tăng khoảng 5 USD lên hơn 20 USD/mBtu trong tháng 9, Sabine Schels, nhà phân tích tại Ngân hàng America Corp. tại London cho biết.

Năm 2012, Nhật Bản đã nhập khẩu mức cao kỷ lục 87,3 triệu tấn LNG, Bộ tài chính cho biết.

Phí bảo hiểm châu Á hiện nay không đủ cao để hấp dẫn các lô hàng LNG từ Nigeria và Trinidad, những nước cung cấp lớn nhất sau Qatar, đi từ châu Âu, số liệu Poten & Partners Inc., nhà tư vấn có trụ sở tại New York cho biết. Nhật Bản – một trong những nước sản xuất năng lượng hạt nhân lớn thứ ba thế giới – có thể sẽ không bắt đầu với 52 lò phản ứng vẫn còn dừng lại kể từ trận động đất tháng 3/2011 như quy định an toàn mới có hiệu lực và sẽ phải đốt LNG để tạo năng lượng, Wood Mackenzie Ltd cho biết.

LNG giao kỳ hạn trong 4 đến 8 tuần tại Đông bắc Á ở mức 15,15 USD/mBtu phiên 8/4, thấp nhất kể từ tháng 11 và giảm từ mức cao kỷ lục 19,4 USD/mBtu phiên 4/2, số liệu từ WGI có trụ sở tại New York cho biết. So với mức giá 12,9 USD/mBtu tại tây nam châu Âu, nơi thời tiết thường lạnh hơn giữ giá ở mức 14,7 USD/mBtu gần với ngày 28/1, mức thấp nhất trong 2 năm.

Nhật Bản – nước mua LNG lớn nhất thế giới – đóng cửa nhà máy năng lượng hạt nhân sau trận động đất và sóng thần năm 2011 gây ra một cuộc khủng hoảng tại nhà máy Fukushima Dai-Ichi. Quy định an toàn mới có hiệu lực vào tháng 7 có thể đòi hỏi tăng cường làm việc nhiều năm cho một số lò phản ứng, yêu cầu nhập khẩu LNG để tạo năng lượng.

Các quốc gia châu Á đã nhập khẩu mức cao kỷ lục 87,3 triệu tấn LNG năm 2012, Bộ tài chính cho biết. Nhu cầu Nhật Bản sẽ đạt 89 triệu tấn năm 2020 giả định khởi động hạt nhân và 94 triệu tấn không có, Akira Miyamoto, giám đốc điều hành tại Osaka Gas Co. tại Amsterdam cho biết.

Thị trường thắt chặt

“Thị trường thắt chặt có khả năng tồn tại”, Schels, người dự báo khí đốt Mỹ sẽ tăng lên 4,3 USD/mBtu trong quý IV, mức cao thứ 2 trong số 20 nhà phân tích dự báo trong 6 tháng qua. “Chúng tôi sẽ thấy thị trường phục hồi một lần nữa. Nhu cầu từ châu Á sẽ vẫn mạnh mẽ”.

Giá LNG châu Á tăng lên mức cao kỷ lục trong năm nay do các tiện ích sử dụng đối mặt với thời tiết lạnh hơn bình thường, cạnh tranh với việc xuất khẩu sang Nam Mỹ bị ảnh hưởng bởi hạn hán. Cuộc chiến đấu thầu tăng chi phí đối với các nhà nhập khẩu từ Petroleo Brasileiro SA đến Tokyo Electric Power Co. Qatar chạy nhà máy hóa lỏng với công suất toàn năng để đáp ứng nhu cầu, Mohammed Al-Sada, Bộ trưởng năng lượng cho biết hôm 5/3 tại Doha.

Tại châu Âu, giá khí đốt quá đắt và “ấm” nhu cầu trong mùa hè này sẽ cân nhắc về giá cả. Thierry Bros, nhà phân tích của  Societe Generale SA tại Pa ri cho biets trong báo cáo ngày 25/3.

Giá khí đốt Anh trong tháng tới, giá benchmark châu Âu, đã tăng lên mức cao 4 năm 76,15 pence/therm phiên hôm 26/3 tại Sở giao dịch kỳ hạn châu Âu ICE London, trong bối cảnh thời tiết lạnh hơn bình thường, tương đương với 11,65 USD/mBtu. Hợp đồng thanh toán ở mức 67,94 pence/therm.

Nhật Bản có thể bắt đầu một nửa tá các lò phản ứng vào cuối năm nay, ngoài 2 lò hoạt động năm 2012, Areva SA, giám đốc điều hành của Luc Oursel cho biết ngày 4/3. Nhu cầu LNG để tạo ra năng lượng suy giảm.

Giá LNG giao ngay sẽ giảm xuống mức thấp 12 USD/mBtu trong quý III/2013, trong bối cảnh “rất được mong đợi khởi động hạt nhân Nhật Bản”, Rob Smith, nhà tư vấn tại FACTS Global Energy có trụ sở tại Dubai cho biết.

Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ mua hơn một nửa LNG của thế giới, sử dụng hàng tồn kho để đáp ứng nhu cầu sưởi ấm trong mùa đông cao điểm và thường tìm lô hàng giao ngay trong tháng 4, tháng 5 và tháng 6 tăng dự trữ trước mùa hè, khi mà điều hòa là nhu cầu sử dụng chính. Một phần tư LNG đã được bán giao ngay hoặc ngắn hạn trong năm ngoái, GIIGNL cho biết, phần còn lại bán theo hợp đồng dài hạn gắn với giá dầu thô.

Nguồn: Internet