VINANET - Theo số liệu thống kê chính thức từ TCHQ Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng mây, tre, cói thảm trong tháng 7 đạt 14,4 triệu USD, giảm 12,64% so với tháng 6 và giảm 16,88% so với tháng 7/2010. Tính đến hết tháng 7, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 111,9 triệu USD, giảm 4,31% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn chung, 7 tháng đầu năm xuất khẩu mặt hàng mây, tre, cói thảm đều giảm về kim ngạch ở hầu khắp các thị trường so với cùng kỳ năm 2010, số thị trường tăng trưởng chỉ chiếm 35,2%, trong đó những thị trường chính nhập mặt hàng này đều giảm. Đó là: Thị trường Hoa Kỳ, giảm 1,69% đạt 17,4 triệu USD, chiếm 15,6% thị phần. Tính riêng tháng 7, Việt Nam đã xuất khẩu 2,7 triệu USD hàng mây, tre, cói thảm sang Hoa Kỳ, tăng 6,14% so với tháng 6, nhưng giảm 14,03% so với tháng 7/2010.

Đứng thứ hai sau Hoa kỳ là Nhật Bản với kim ngạch trong tháng đạt 1,5 triệu USD, giảm 34,19% so với tháng liền kề trước đó, giảm 37,35% so với tháng 7/2010. Tính đến hết tháng 7, Việt Nam đã xuất khẩu 15,6 triệu USD mặt hàng này sang Nhật Bản, giảm 15,96% so với cùng kỳ năm 2010.

Trong TOP 10 thị trường, thì Hà Lan là thị trường giảm kim ngạch nhiều nhất, giảm 17,91% so với cùng kỳ năm trước đạt 4,1 triệu USD. Duy chỉ có thị trường Anh tăng trưởng về kim ngạch (tăng 16,76%) đạt trên 4 triệu USD.

Mặt hàng mây tre, cói thảm là một trong những mặt hàng thu hút nhiều lao động nhàn rỗi từ nông thôn Việt Nam, nhiều năm nay đã đóng góp một phần không nhỏ vào xuất khẩu cũng như nâng cao thu nhập của người lao động nông thôn Việt Nam.

Việt Nam là một trong những nước có nguồn tre nứa lớn trên thế giới. Hiện nay, diện tích tre nứa toàn quốc là gần 1,4 triệu ha (chiếm 10,5% diện tích rừng toàn quốc). Về tài nguyên song mây, ước tính nước ta có khoảng 30 loài song mây.

Mặc dù có nhiều tiềm năng, lợi thế để trồng và phát triển tre nứa, song mây nhưng nước ta vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu song mây cho sản xuất chế biến từ một số nước trong khu vực với nhu cầu khoảng 33 nghìn tấn/năm. Trong khi đó thị phần xuất khẩu của ngành mây tre Việt Nam mới chỉ chiếm chưa đến 3% thị trường thế giới.

Theo dự báo thị phần sản phẩm mây, tre đan của Việt Nam trên thế giới trong giai đoạn 2010-2015 là khoảng 12%.  Để đáp ứng việc tăng trưởng như vậy thì nhu cầu nguyên liệu tre nứa đến năm 2020 cần ít nhất một tỷ cây tre, nứa/năm.

Thị trường xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói thảm tháng 7, 7 tháng năm 2011

ĐVT: USD

 

KNXK T7/2011

KNXK 7T/2011

KNXK 7T/2010

% tăng giảm KN so T6/2011

% tăng giảm KN so T7/2010

% tăng giảm KN so cùng kỳ

Tổng kim ngạch

14.476.699

111.984.109

117.029.823

-12,64

-16,88

-4,31

Hoa Kỳ

2.717.565

17.493.928

17.794.061

6,14

-14,03

-1,69

Nhật Bản

1.512.442

15.649.574

18.620.498

-34,19

-37,35

-15,96

Đức

1.885.047

15.553.200

15.742.652

3,19

-10,98

-1,20

Pháp

564.730

5.010.782

5.656.410

-12,13

-11,63

-11,41

Oxtrâylia

634.170

4.916.560

5.322.278

-32,56

-29,34

-7,62

Đài Loan

689.579

4.515.914

4.699.196

-14,64

12,45

-3,90

Hà Lan

471.714

4.118.791

5.017.190

106,30

-29,67

-17,91

Anh

540.565

4.010.299

3.434.555

44,16

-10,83

16,76

Italia

492.009

3.667.575

3.755.582

-19,91

-18,53

-2,34

Tây Ban Nha

516.872

3.402.364

3.520.386

-9,90

12,09

-3,35

Hàn Quốc

392.852

3.305.760

3.142.495

-26,03

-26,79

5,20

Ba Lan

637.278

3.154.757

2.266.369

-1,47

91,89

39,20

Nga

370.535

2.655.706

2.751.690

-43,25

20,87

-3,49

Bỉ

251.258

2.486.645

3.393.726

-28,63

-42,85

-26,73

Canada

285.977

2.146.014

1.394.125

17,18

33,73

53,93

Thuỵ Điển

143.073

1.374.669

1.156.205

2,57

-38,16

18,89

Đan Mạch

182.812

1.226.418

1.009.877

19,91

22,83

21,44

Nguồn: Vinanet