*Nhà máy luyện gang thép Cửu Long Yên Bái sớm cho ra sản phẩm đầu tiên

Dự án nhà máy luyện gang thép Cửu Long Yên Bái (tỉnh Yên Bái) do Công ty cổ phần Thép Cửu Long Vinashin là chủ đầu tư xây dựng.

Dự án nhà máy luyện gang thép Cửu Long Yên Bái có tổng vốn đầu tư khoảng 1.450 tỷ đồng; công suất thiết kế trên 1 triệu tấn thép/năm. Dự án đang được triển khai xây dựng và lắp đặt, dự kiến cuối quý I sẽ đưa vào hoạt động một số hạng mục và sản xuất ra những sản phẩm gang thép đầu tiên. Đây là một dự án trọng điểm của tỉnh Yên Bái, sử dụng công nghệ sản xuất thép tiên tiến bao gồm các hạng mục từ tuyển quặng sắt, luyện, đúc và cán thép với quy trình khép kín và hoàn toàn phù hợp cả về công nghệ và nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương.

*Theo Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 2, lượng thép nhập về đạt trên 266.000 tấn, tăng hơn 25.000 tấn so với tháng 1. Do lượng thép tồn kho trong nước còn lớn; giá thép nhập khẩu vẫn ổn định ở mức 395 – 410 USD/tấn nên giá thép trên thị trường vẫn ổn định. Giá thép cuộn tại các nhà máy của tổng công ty Thép, doanh nghiệp hiện chiếm khoảng 30% thị phần, vẫn duy trì ở mức 10,6 triệu đồng/tấn (chưa có VAT). Giá thép bán lẻ dao động xung quanh mức giá 12 triệu đồng/tấn.

*Chính phủ đã giảm 50% thuế VAT với mặt hàng thép, áp dụng từ tháng 2. Dự báo, giá thép trong nước đến hết quý 2 không có đột biến.

*Giá phôi thép chào bán tại thị trường Viễn Đông đã giảm mạnh xuống mức 270 USD/tấn (giảm 75 USD/tấn). Giá phôi thép nhập khẩu về Việt Nam trong hai tháng qua dao động ở mức 400 USD/tấn.

*Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA) cho biết, tính đến hết tháng 2, sản xuất thép của toàn Hiệp hội đạt 237.000 tấn, tăng 2,43%; tiêu thụ thép cũng đạt hơn 257.000 tấn, tăng 47% so với tháng trước. Tính chung cả 2 tháng qua, tiêu thụ thép chỉ đạt 433.475 tấn, giảm gần 29% so với cùng kỳ năm trước.

*Hiện lượng thép thành phẩm dự trữ của toàn hiệp hội gần 200.000 tấn, phôi thép ở các công ty sản xuất cán và sản xuất phôi còn khoảng 450.000 tấn, đủ đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất thép xây dựng trong tháng 3 và tháng 4/2009

*Tháng 1/2009, cả nước nhập 241,58 nghìn tấn sắt thép các loại, trị giá 152,24 triệu USD trong đó phôi thép nhập 44,43 nghìn tấn, với trị giá là 17,56 triệu USD.

*Tháng đầu năm 2009, Việt Nam đã nhập khẩu 9,7 nghìn tấn sắt thép các loại từ thị trường Ấn Độ, với trị giá 6,16 triệu USD, giảm 19,74% về lượng và giảm 45,67% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.

*Kim ngạch nhập khẩu sản phẩm từ sắt thép của Việt Nam từ thị trường Anh trong tháng 1/2009 đạt 130,81 nghìn USD.

  *Năm 2009, tiêu thụ thép của Trung Quốc ước đạt 430 triệu tấn 

Trong đó ngành công nghiệp máy móc tiêu tốn khoảng 80 triệu tấn hơn 5 triệu tấn so với năm 2008. Ngành công nghiệp ô tô tiêu tốn khoảng 17,5 triệu tấn, tăng khoảng 1,5 triệu tấn so với năm ngoái. Hiệp hội thép Trung Quốc  cũng cho rằng, ngành đóng tàu sẽ tiêu thụ khoảng 20 triệu tấn, tăng 10% so với khối lượng năm 2008 và tiếp tục đà tăng sang năm 2010 và 2011 bất chấp khủng hoảng kinh tế.

*Ngành thép Indonesia cắt giảm sản lượng

Ngành thép của Indonesia trong năm nay được dự đoán sẽ cắt giảm sản lượng từ 30 – 40%. Điều này có nghĩa là sản lượng thép của Indonesia trong năm 2009 chỉ đạt 2,4 triệu tấn so với tổng sản lượng năm 2008 là 4 triệu tấn. Nguyên nhân chính dẫn đến việc các nhà sản xuất thép giảm sản lượng của mình là: Thứ nhất, Các nhà sản xuất thép của Indonesia hiện nay vẫn còn tồn đọng nguyên liệu thô họ mua vào thời điểm giá cao.Thứ hai, sự suy yếu của đồng Rupiah so với đồng đô la Mỹ. Thứ ba, sự độc lập của thị trường nội địa trong việc nhập khẩu thép.

*Cơ hội kinh doanh với công ty Nhật Bản

Công ty Kobelco Eco-Solutions Co., Ltd. là công ty chuyên lắp đặt và bán các cơ sở, thiết bị môi trường (cơ sở, thiết bị làm lạnh cỡ lớn…), với doanh số khoảng 700 triệu USD/năm, hơn 1000 nhân viên. Hiện nay công ty này muốn đặt hàng chế tạo kết cấu thép (cỡ lớn), tấm nhựa PVC và FRP tại Việt Nam. Nếu công ty Việt Nam nào có khả năng cung cấp các sản phẩm loại này, xin liên hệ với Chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại Osaka, chúng tôi sẽ hỗ trợ giao dịch ban đầu.

 

Nguồn: Vinanet