Các nước láng giềng Ấn Độ sắp tung ra thực phẩm biến đổi gien

Trong 24 tháng tới, thực phẩm biến đổi gien sẽ được bán ở các thị trường láng giềng Ấn Độ, và điều này sẽ làm thay đổi việc gieo trồng của nhiều người nông dân.

Từ nay tới 2014, Bangladesh sẽ đưa ra giống BT brinjal; Pakistan sẽ đưa ra ngô công nghệ sinh học, Philippines đã trồng ngô công nghệ sinh học, và cũng sẽ chấp nhận gạo công nghệ sinh học và BT brinjal. Indonesia cũn sẽ cho phép trồng ngô công nghệ sinh học và mía công nghệ sinh học.

Những giống mới này sẽ hấp dẫn nông dân bởi có sức kháng bệnh tốt và cho năng suất rất cao, làm giảm thiểu rủi ro và tăng thu nhập cho người trồng trọt - điều mà nông dân nào cũng mơ ước.

Pakistan sẽ ký hợp đồng trao đổi với Iran

Pakistan và Iran có thể sẽ ký hợp đồng trao đổi thương mại trong tháng này, theo đó Pakistan sẽ nhận quặng sắt và phân bón từ Iran và đổi lại trao cho Iran 200.000 tấn gạo và 1 triệu tấn lúa mì.

Xuất khẩu gạo Paragoay đạt kỷ lục cao trong năm 2011

Paragoay đã xuất khẩu được tổng cộng 109.652 tấn gạo trắng (giá trung bình 453 USD/tấn), 61.214 tấn gạo nâu (330 USD/tấn), 57.067 tấn lúa (265 USD/tấn) và 9.592 tấn gạo vỡ (352 USD/tấn) trong năm 2011.

Nước này đang thu hoạch gạo vụ đầu của năm 2012, với diện tích trồng lúa tăng 35% so với vụ trước lên 81.000 hécta, và năng suất ước đạt 5 tấn/ha.

Campuchia xuất khẩu gạo mạnh trở lại

Cambodia đã quay trở lại thị trường gạo với vai trò nước xuất khẩu vào năm 2002 sau gần 30 năm vắng bóng bởi chiến tranh, thiếu các chính sách hỗ trợ và lĩnh vực nông nghiệp yếu kém.

Nay Campuchia có 2,7 triệu ha lúa.

Trong khoảng 8-10 năm qua, xuất khẩu gạo Campuchia hồi sinh mạnh mẽ nhờ sản lượng tăng khoảng 8% mỗi năm. Với những thành tựu gần đây là lượng dư thừa dồi dào, chính phủ Campuchia cho biết sẽ tăng cường công suất sản xuất và xuất khẩu lúa gạo để trở thành nước xuất khẩu lớn.

Nằm sát hai nước xuất khẩu lớn là Thái Lan và Việt Nam và do thiếu công suất chế biến nên Campuchia thường xuất khẩu hàng triệu tấn gạo qua biên giới để hai nước này chế biến thành gạo trị giá gia tăng và xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Người dân Campuchia nay vẫn chưa hài lòng bởi theo họ chất lượng gạo sản xuất ra cao, thậm chí cao hơn so với hai nước láng giềng kia, song năng suất vẫn thấp.

Campuchia cũng đang phải cạnh tranh với Ấn Độ từ khi Ấn Độ quay trở lại thị trường xuất khẩu. Theo Bộ Thương mại Campuchia, xuất khẩu gạo của nướ này trong tháng 1 đã giảm sút bởi khách hàng lựa chọn gạo rẻ hơn từ Pakistan, Ấn Độ hay Việt Nam.

Campuchia đặt mục tiêu tăng gấp đôi sản lượng gạo lên 9,5 triệu tấn vào năm 2015 và xuất khẩu khoảng 5 triệu tấn mỗi năm, và đã ký một số hợp đồng với các nhà nhập khẩu EU. Tuy nhiên, nước này vẫn còn một số vấn đề phải giải quyết để đạt mục tiêu đó, liên quan tới hậu cần và hạ tầng cơ sở.

Sản lượng lúa Philippine sẽ tăng 1 triệu tấn

Các quan chức Philippine vừa điều chỉnh tăng dự báo về sản lưng lúa gạo nước này thêm 1 triệu tấn, và cho biết chưa chắc sẽ phải nhập khẩu gạo 500.000 tấn cho năm 2012 như thông báo ban đầu.

Cơ quan Thống kê Nông nghiệp đã điều chỉnh tăng mức đánh giá về sản lượng lúa trong nửa đầu năm lên 9 triệu tấn, từ mức 9 triệu tấn dự báo ban đầu.

Mục tiêu gần đây nhất của Philippine là sản xuất khoảng 18,5 triệu tấn lúa trong năm 2012. Chính phủ đã yêu cầu nông dân tăng cường trồng lúa sớm, vào giai đoạn tháng 4/5 thay vì tháng 6/7 như thường lệ, để tránh bão (thường rơi vào tháng 8/9). Mùa mưa chiếm khoảng 60% sản lượng lúa cả năm.

Với điều chỉnh mới nhất có nghĩa là sản lượng lúa Philippine năm 2012 sẽ tăng 2 triệu tấn. Philippine là nước nhập ròng gạo, nhưng đặt mục tiêu tự cung tự cấp vào 2013.

Năm 2011 Philippine sản xuất khoảng 17 triệu tấn lúa, tương đương khoảng 10,5 triệu tấn gạo.

Ấn Độ cho phép xuất khẩu gạo dọc biên giới với Nepal, Bangladesh

Chính phủ Ấn Độ đã cho phép xuất khẩu gạo thường qua biên giới với Nepal và Baladesh. Theo đó tư nhân sẽ được phép xuất khẩu gạo dự trữ cá nhân.

Ấn Độ cho biết cũng sẽ cho phép xuất khẩu gạo sang Maldives.

USDA giảm dự báo về xuất khẩu gạo Mỹ

USDA đã điều chỉnh giảm mức dự báo về xuất khẩu gạo nước này năm 2012 đi 100.000 tấn xuống 3,3 triệu tấn, với lý do giá gạo châu Á giảm và nguồn cung tăng từ Ấn Độ, Pakistan và Myanmar. Dự báo về trị giá gạo xuất khẩu cũng được điều chỉnh giảm 200 triệu USD xuống 1,8 tỷ USD.

Xuất khẩu gạo Hoa Kỳ sang châu Mỹ đã giảm 20%, sang EU, Trung Đông, Châu Phi và châu Á giảm lần lượt 94%, 53%, 92% và 8%. Hầu hết thị trường của Hoa Kỳ ở châu Phi phải nhường cho Ấn Độ và Pakistan bởi giá rẻ hơn nhiều.

Sản lượng gạo Nigeria sẽ tăng 2,1 triệu tấn

Nigeria sẽ tăng sản lượng lúa gạo hàng năm thêm 2,1 triệu tấn trong vòng 4 năm tới, đưa nước Tây Phi này trở thành nước tự cung tự cấp lương thực.

Sản lượng gạo Bangladesh tăng 3% năm 2011

Bangladesh sản xuất kỷ lục 34,25 triệu tấn gạo trong năm 2011, tăng 3,16% so với năm trước đó, nhờ thời tiết thuận lợi và chính phủ tiếp tục hỗ trợ cho người trồng lúa.

Nước này sản xuất 33,2 triệu tấn gạo năm 2010, với số lượng dân trên 150 triệu người.

Bangladesh dự kiến nhập khẩu lương thực tài khoá 2012 (kết thúc vào tháng 6/2012) sẽ giảm mạnh nhờ sản lượng cao kỷ lục và dự trữ dồi dào.

Trong tài khoá trước, Bangladesh nhập khẩu gần 5 triệu tấn ngũ cốc.

Nông dân Philippine nói rằng toàn bộ gạo nhập trước tháng 6 là nhập “lậu”

Một số nông dân Philippine đang đề nghị chính phủ xem xét toàn bộ lượng gạo nhập khẩu đến trước tháng 6 vì cho rằng đó là gạo “nhập lậu”. Thông thường gạo nhập khẩu vào Philippine trong những tháng giáp hạt, tháng 6 đến tháng 9, nhưng năm nay một số công ty ở tỉnh Pangasinan đã nhập gạo từ tháng 1.

Hàn Quốc nhập khẩu gạo MMA vượt 347.000 tấn năm 2011

Hàn Quốc đã mua 347.658 tấn gạo theo cam kết Khối lượng Nhập khẩu tối thiểu (MMA) cam kết cho năm 2011. Trong khối lượng nhập năm 2011 có 161.70 tấn nhập từ Trung Quốc (46%), 101.490 tấn từ Mỹ (29%), 50.657 tấn từ Thái lan (15%), 19.441 tấn từ Việt Nam (6%), 15.000 tấn từ Myanmar (4%).

(T.H tổng hợp)