Nguồn cung arabica tại Brazil vốn đã khan hiếm càng bịi thắt chặt hơn nữa. Tồn trữ tại nước này hiện thấp vì vụ thu hoạch năm ngoái giảm khoảng 20% so với năm trước đó.
Mặc dù, vụ mùa năm nay dự kiến đạt mức kỷ lục, nguồn cung cho thị trường vãn bị chậm bởi cuộc biểu tình của giới lái xe – đã ảnh hưởng tới khoảng 900.000 bao cà phê xuất khẩu trong tháng 5.
Nguồn cung giảm từ Brazil đã khiến các nhà đầu tư kiềm chế bán ra dù dự báo sản lượng niên vụ 2018/19 sẽ bội thu.
Đồng nội tệ - real- yếu đi đã giúp tăng lợi nhuận cho các nhà xuất khẩu hàng hóa Brazil, trong đó có cà phê, bởi real yếu đi sẽ cải thiện lợi nhuận đối với mặt hàng được giao dịch bằng USD ở thị trường trong nước, chẳng hạn như cà phê. Theo hợp tác xã Cocapec, đồng real yếu đi giúp tăng 10% lợi nhuận khi xuất khẩu cà phê. Tuy nhiên, trên thị trường xuất hiện những ý kiến bất đồng về mức độ hàng tồn kho và khả năng tích trữ của người nông dân.
Tại Brazil, người trồng thường sử dụng các thiết bị lưu trữ và không phải bán ngay lập tức vào thị trường, theo ông Ricardo Santos, Giám đốc điều hành tại Riccoffee ở London.
“Brazil là một trong những nơi phần lớn người nông dân có nguồn tài chính mạnh và cơ sở hạ tầng để lưu trữ cà phê”, Carlos Mera, chuyên gia phân tích hàng hóa cao cấp tại Rabobank cho biết.
Mặc dù vậy, ông Lucio Dias, trưởng bộ phận bán hàng tại Cooxupé, công ty cà phê lớn nhất thế giới và nhà xuất khẩu cà phê arabica số một của Brazil, có quan điểm khác: "Về cơ bản không còn cà phê (từ vụ mùa cũ). Người nông dân đã bán mọi thứ họ có”, ông nói.
Ông Dias cho biết thêm Cooxupé đã bị giao hàng (xuất khẩu) chậm khoảng 60.000 bao (loại 60kg) vì cuộc biểu tình của người lái xe tải và ước tính sẽ mất 20 ngày để bình thường hóa trở lại.
Ông Jandir Castro Filho, Giám đốc thương mại tại Cocapec, cho biết thu hoạch đã bị chậm lại khoảng 15 ngày tại khu vực Mogiana, vì người nông dân không thể chuẩn bị máy móc và mua nhiên liệu. Theo ông, một số nhà nhập khẩu có thể cần phải mua cà phê từ các quốc gia sản xuất khác do sự chậm trễ thu hoạch và cung ứng từ Brazil. “Chúng tôi không có tàu chở hàng và phải tìm những phương tiện khác, nguồn tin từ châu Âu cho biết. Việc Brazil không cung ứng được hàng đều đặn có thể buộc các khách hàng của họ – những nhà rang xay – phải tìm các giải pháp thay thế khác.