Hiện nay trên thế giới có rất nhiều hệ tiêu chuẩn về Organic đang được áp dụng, tuy nhiên Organic theo chuẩn của Châu Âu vẫn được đánh giá là một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất và được công nhận trên toàn cầu. Sản phẩm sữa tươi Organic của Vinamilk được làm từ 100% nguồn nguyên liệu sữa tươi đến từ các trang trại bò sữa hữu cơ.
Sữa tươi Vinamilk 100% Organic được sản xuất từ nguồn sữa của những con bò organic được chăn thả tự nhiên trên những đồi cỏ rộng lớn của vùng đất Đà Lạt. Tất cả quy trình chăm sóc đàn bò và sản xuất sữa đều đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt chế độ "3 Không" của tiêu chuẩn Organic châu Âu: Không sử dụng hormone tăng trưởng cho bò, không dư lượng thuốc kháng sinh, không thuốc trừ sâu.

Tham khảo giá môt số loại sữa Vinamilk tháng 12/2019

Tên sản phẩm

Giá tham khảo (VNĐ)

Sữa VINAMILK OPTIMUM GOLD số 4 900g 2-6 tuổi

155.000

Sữa VINAMILK OPTIMUM GOLD số 3 900G 1-2 tuổi

178.000

Sữa VINAMILK OPTIMUM GOLD số 1 900G 0-6 tháng tuổi

180.000

Sữa VINAMILK OPTIMUM GOLD số 2 900G 6-12 tháng tuổi

370.000

Sữa VINAMILK OPTIMUM GOLD số 4 1.5kg 2-6 tuổi

460.000

Sữa Bột Dielac Grow Plus 1+ 1500g từ 2 tuổi trở lên

380.000

Giá sữa tươi tiệt trùng không đường 100% Organic thùng 48 hộp 180ml

470.000

Giá sữa tươi tiệt trùng không đường 100% Organic hộp 1lít

54.000

Tính đến nay, tổng doanh thu xuất khẩu của Vinamilk đã đạt hơn 2,2 tỷ USD, đến từ việc xuất khẩu sản phẩm đi hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với những kết quả tích cực về xuất khẩu trong năm 2019, vừa qua Vinamilk cũng đã nhận được giải thưởng Doanh nghiệp Xuất khẩu Châu Á 2019 dành cho các doanh nghiệp lớn, trong hạng mục Thực phẩm chế biến. Lễ trao giải đã được tổ chức tại Singapore vào ngày 28/11/2019 vừa qua với sự tham gia của hơn 100 khách mời đến từ các doanh nghiệp tiêu biểu của Châu Á.
Hiện Vinamilk đang có 12 trang trại trên cả nước; trong đó, có 2 trang trại được xây dựng theo tiêu chuẩn organic châu Âu và 10 trang trại theo chuẩn GlobalGAP, đây là hệ thống trang trại lớn nhất châu Á về số lượng được áp dụng tiêu chuẩn quốc tế này.
Mới đây, Công ty Vinamilk cũng vừa xây dựng tổ hợp "resort" bò sữa organic với quy mô 5.000 ha tại Lào. Dự kiến cuối năm 2020 trang trại sẽ hoàn thành xây dựng và đạt chứng nhận hữu cơ theo chuẩn châu Âu và tiêu chuẩn Mỹ, cung cấp nguyên liệu sữa tươi organic cho nhu cầu tiêu dùng tại Việt Nam và xuất khẩu.
Tập đoàn TH cũng đã chi khoảng 2,7 tỷ USD đầu tư cho Tổ hợp Chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa công nghệ cao và một số dự án về thực phẩm tại Liên bang Nga. Công ty Nestlé Việt Nam cuối năm 2019 cũng đưa vào hoạt động giai đoạn 2 dự án mở rộng Nhà máy Nestlé Bông Sen tại Hưng Yên, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng đối với sản phẩm dinh dưỡng chất lượng cao.
Các chuyên gia nhận định, trong tương lai ngành sữa vẫn được coi là tiềm năng bởi mức tiêu thụ sữa trên đầu người tại Việt Nam vẫn còn thấp. Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025, sản lượng sữa tươi sản xuất trong nước dự kiến đạt 1 tỷ lít, đáp ứng 38% nhu cầu tới năm 2020 và 1,4 tỷ lít, đáp ứng 40% nhu cầu năm 2025. Các sản phẩm sữa hiện đang tiêu thụ chủ yếu là sữa nước, sữa bột, sữa chua, sữa đặc, trong khi tình hình tiêu thụ các sản phẩm khác như phô mai, bơ… vẫn khiêm tốn. Hơn nữa, xu hướng người dùng tại khu vực thành thị ngày càng ưa chuộng các sản phẩm trung và cao cấp (sữa hữu cơ) có thể hỗ trợ tăng trưởng doanh thu ở khu vực này.
Thị trường sữa nước đang có sự tham gia của một loạt doanh nghiệp lớn như Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), Công ty cổ phần Chuỗi Thực phẩm TH (TH True Milk), Công ty cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk), Nestlé...
Hai mảng chính quyết định sự tăng trưởng của toàn ngành sữa trong nước và cũng là hai mặt hàng quan trọng nhất là sữa nước và sữa bột. Riêng tổng giá trị của 2 mảng này đã chiếm gần 3/4 giá trị thị trường với sản lượng sữa tươi hiện đạt 1,5 triệu lít, sữa bột đạt 138.000 tấn. Tuy vậy, ngành sữa Việt Nam mới chỉ đáp ứng khoảng 35% nhu cầu tiêu thụ trong nước nên đây vẫn là ngành có nhiều tiềm năng phát triển.
Hơn nữa, nhu cầu sử dụng sữa bình quân đầu người của Việt Nam vẫn thấp, chỉ đạt 26 lít/người/năm, trong khi Thái Lan là 35 lít/người/năm, Singapore là 45 lít/người/năm và các nước châu Âu từ 80 – 100 lít/người/năm. Hiệp hội Sữa Việt Nam dự báo, trong những năm tới, ngành sữa Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng từ 9 - 10% và đạt mức 28 lít sữa/người/năm vào năm 2020.

Nguồn: VITIC