Gạo nguyên liệu IR 504 hè thu ổn định ở mức 8.850 – 8.900 đồng/kg, loại gạo thành phẩm IR 504 hè thu 10.500 - 10.600 đồng/kg; tấm 1 IR 504 hè thu 8.500 – 8.600 đồng/kg và cám vàng 5.750 đồng/kg.
Giá lúa gạo tại An Giang ngày 17/8/2020
ĐVT: đồng/kg

Tên mặt hàng

Ngày 17/8/2020

Ngày 12/8/2020

Thay đổi

Lúa tươi

 

 

 

- Nếp vỏ tươi

4.900 -.5.200

5.000 - 5.200

Giảm 100

- Lúa Jasmine

5.800 - 6.000

5.800 - 6.000

0

- Lúa IR 50404

5.600 - 5.900

5.550 - 5.800

Tăng 50 -100

- Lúa OM 9577

5.650 - 5.850

5.650 - 5.850

0

- Lúa OM 9582

5.650 - 5.850

5.650 - 5.850

0

- Lúa Đài thơm 8

6.000 - 6.200

6.000 - 6.200

0

- Lúa OM 5451

5.800 - 6.000

5.800 - 6.000

0

- Lúa Nàng Hoa 9

6.200 - 6.500

6.200 - 6.400

Tăng 100

- Lúa OM 4218

5.600

5.600

0

- Lúa OM 6976

5.650 - 5.800

5.650 - 5.800

0

- Lúa Nhật

7.000 - 7.500

7.000 - 7.500

0

Lúa khô

 

 

 

- Lúa Nàng Nhen (khô)

10.000

10.000

0

- Nếp ruột

13.000 - 14.000

13.000 - 14.000

0

- Gạo thường

10.800 - 11.500

10.800 - 11.500

0

- Gạo Nàng Nhen

16.000

16.000

0

- Gạo thơm thái hạt dài

18.000 - 19.000

18.000 - 19.000

0

- Gạo thơm Jasmine

14.500 - 15.500

14.500 - 15.500

0

- Gạo Hương Lài

19.200

19.200

0

- Gạo trắng thông dụng

11.500

11.500

0

- Gạo Sóc thường

14.500

14.500

0

- Gạo thơm Đài Loan trong

21.200

21.200

0

- Gạo Nàng Hoa

15.500

15.500

0

- Gạo Sóc Thái

17.500

17.500

0

- Tấm thường

12.500

12.500

0

- Tấm thơm

13.500

13.500

0

- Tấm lài

10.500

10.500

0

- Gạo Nhật

22.500

22.500

0

- Cám

6.000 - 6.200

6.000 - 6.200

0

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ giữa tháng 7 giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng và đến nay đã vượt qua giá gạo cùng chủng loại của nhiều nước, vượt Thái Lan để vươn lên dẫn đầu thế giới.
Giá gạo 5% tấm của Việt Nam ngày 14/8/2020 được giao dịch ở mức 483 - 487 USD/tấn, giảm 10 USD/tấn so với ngày 11/8/2020, tuy nhiên vẫn cao hơn 10 USD/tấn so với gạo Thái Lan cùng loại; cao hơn 67 USD/tấn so với gạo cùng loại của Pakistan và cao hơn 105 USD/tấn so với gạo Ấn Độ...
Thông tin từ Thông tấn xã Việt Nam, Ông Nguyễn Văn Đôn, Giám đốc Công ty TNHH Việt Hưng (tỉnh Tiền Giang) xác nhận, trong lịch sử 30 năm xuất khẩu gạo, đây là lần đầu tiên gạo Việt Nam cao hơn gạo Thái Lan. Không riêng gạo 5% tấm mà nhiều loại gạo xuất khẩu khác của Việt Nam cũng đang có giá tốt. Chẳng hạn, các giống gạo DT8 hiện bán với giá 570 USD/tấn trong khi vụ trước cao nhất chỉ bán được 540 USD/tấn; gạo 5451 đang xuất khẩu với giá 540 - 550 USD/tấn, trong khi vào vụ Đông Xuân trước, mức giá cao nhất cũng chỉ đạt 500 USD/tấn.
Có một số lý do khiến giá gạo 5% tấm của Việt Nam trên thị trường thế giới vượt qua gạo Thái Lan. Đầu tiên là do đồng Baht Thái tiếp tục tăng giá so với đồng USD khiến hoạt động xuất khẩu của Thái Lan bị thiệt thòi. Thêm vào đó, loại gạo 5% tấm hiện nay trên thị trường cũng đã hết, vụ Hè Thu ít người trồng loại này nên cung không đủ cầu khiến giá tăng mạnh.
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nhận định, gạo Việt Nam đang được các nhà nhập khẩu thu mua với giá cao do chất lượng gạo Việt Nam đã được cải thiện. Bên cạnh đó, lợi thế về việc có sẵn nguồn cung và khả năng giao hàng nhanh giữa bối cảnh COVID-19 cũng giúp gạo Việt Nam tạo được các nhà nhập khẩu ưu tiên.
Trong khi đó, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (thành phố Cần Thơ) cho rằng, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam đang có chiều hướng tốt hơn một phần nhờ hiệu ứng tích cực từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Trước đây, gạo Việt Nam xuất khẩu vào EU thường là loại chưa qua chà xát, không có thương hiệu và chịu thuế nhập khẩu rất cao. Khi EVFTA có hiệu lực thì gạo thơm Việt Nam được ưu đãi thuế suất 0% với hạn ngạch 80.000 tấn/năm. Đây thật sự là cú hích giúp gạo Việt Nam tạo lợi thế cạnh tranh tại EU. Một khi đã xuất được vào EU với thương hiệu riêng thì tên tuổi gạo Việt Nam sẽ được thế giới chú ý. Hơn nữa, phải khẳng định là Việt Nam có rất nhiều chủng loại gạo thơm được công nhận ngon nhất thế giới như ST24, ST25... đủ sức cạnh tranh với các loại gạo thơm từ Thái Lan, Ấn Độ.
Tuy nhiên, giá xuất khẩu gạo thơm của Việt Nam hiện vẫn chưa tương xứng với chất lượng và giá trị thật. Trong khi các loại gạo thơm Thái Lan được bán 1.200 - 1.300 USD/tấn từ rất lâu thì giá xuất khẩu các loại gạo thơm được công nhận ngon nhất thế giới của Việt Nam vẫn chưa tới 1.000 USD/tấn do các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không biết cách “làm giá”, luôn trong tâm thế muốn phá giá để bán được hàng nhanh mà chưa quan tâm đúng mức đến lợi ích của người trồng lúa. Muốn khẳng định vị thế hạt gạo Việt Nam trên thế giới, các nhà xuất khẩu phải đồng lòng, kiên quyết đàm phán giá bán tương xứng với giá trị, chất lượng hạt gạo, đồng thời chia sẻ lợi nhuận với người trồng lúa, giúp ngành sản xuất, xuất khẩu lúa gạo Việt Nam phát triển bền vững.
Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2020 đạt trên 4 triệu tấn, tương đương 1,95 tỷ USD, giá trung bình 487,2 USD/tấn, tăng 0,6% về lượng, tăng12,5% về giá và tăng 13,1% kim ngạch so với 7 tháng đầu năm 2019.

Nguồn: VITIC