Tại các vùng nguyên liệu giá tiêu được các doanh nghiệp và thương lái thu mua đạt 54.000 – 56.000 đồng/kg. Duy chỉ có tỉnh Gia Lai (Chư Sê) và Đồng Nai là giá tiêu không đổi đạt 54.000 đ/kg. Vùng nguyên liệu có mức giá thu mua cao nhất được ghi nhận tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Trên thị trường thế giới giá tiêu tiếp tục tăng. Lúc 08:55:40 theo giờ Việt Nam giá tiêu trên sàn Kochi - Ấn Độ tăng 75 – 110 Rupee (tức tăng 0,18- 0,27%) đạt 40.620 – 41.395 Rupee/tạ. (1 USD = 64,7975 Rupi).

 

 

Thời gian qua giá tiêu giảm do nguồn cung vẫn dồi dào trong khi nhu cầu yếu. Bên cạnh đó là áp lực nguồn cung từ nước láng giềng Campuchia đang phát triển mạnh diện tích trồng hạt tiêu. Trong quý 1/2018, giá hồ tiêu đã giảm 17.000 – 19.000 đồng/kg so với thời điểm cuối năm 2017. Những ngày cuối tháng 3 giá tiêu có tăng trở lại, tuy nhiên áp lực của nguồn cung vụ hạt tiêu mới vẫn còn đang yếu. Nếu nhà nông đồng loạt mạnh tay bán ra thì không thể tránh khỏi việc giá tiêu sẽ giảm trở lại. Dự kiến giá sẽ giảm và xuống đáy mới.
 *Theo báo cáo của ngành NN&PTNT Việt Nam, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 3/2018 ước đạt 24 nghìn tấn, với giá trị đạt 88 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 3 tháng đầu năm 2018 ước đạt 54 nghìn tấn và 203 triệu USD, tăng 5,5% về khối lượng nhưng giảm 37,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Giá tiêu xuất khẩu bình quân 2 tháng đầu năm 2018 đạt 3.822 USD/tấn, giảm 44,7% so với cùng kỳ năm 2017.

Nguồn: Vinanet