Theo tieudung.vn ghi nhận, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng từ 88.000 - 91.000 đồng/kg, giảm từ 1.000 - 2.000 đồng/kg so với hôm qua.
Cụ thể, tại tỉnh Hưng Yên giá lợn hơi hôm nay báo giảm 2.000 đồng/kg xuống 89.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Tuyên Quang, Vĩnh Phúc giá lợn hơi đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 90.000 đồng/kg và 89.000 đồng/kg.Tại Phú Thọ, Hà Nội, Ninh Bình, Thái Nguyên giá lợn hơi được thu mua với mức thấp hơn 88.000 - 89.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại Lào Cai, Yên Bái, Bắc Giang, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá lợn hơi hôm nay đang ở mức cao từ 90.000 - 91.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi hôm nay 5/8 tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 81.000 - 88.000 đồng/kg.
Toàn miền có duy nhất tỉnh Bình Định giá lợn hơi hôm nay ghi nhận giảm 2.000 đồng/kg xuống mức 82.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận giá lợn hơi hôm nay dao động từ 86.000 - 88.000 đồng/kg.
Các tỉnh còn lại như Đak Lak, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa giá lợn hơi được thu mua từ 81.000 - 85.000 đồng/kg.
Giá lợn hơi hôm nay 5/8 tại miền Nam dao động trong khoảng từ 83.000 - 89.000 đồng/kg.
Tương tự 2 miền trên, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam giảm nhẹ so với hôm qua. Cụ thể, tại tỉnh Bạc Liêu giá lợn hơi báo giảm 2.000 đồng/kg xuống 83.000 đồng/kg.
Còn tại thủ phủ chăn nuôi Đồng Nai, Tiền Giang giá lợn hơi hôm nay đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống tương ứng ở mức 87.000 đồng/kg và 86.000 đồng/kg.Tại tỉnh Vĩnh Long giá lợn hơi hôm nay đang ở mức thấp nhất toàn miền 83.000 đồng/kg.
Các địa phương như Bình Phước, TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Vũng Tàu giá lợn hơi được thu mua từ mức 85.000 - 89.000 đồng/kg.
Như vậy, giá lợn hơi hơi hôm nay tại miền Nam giảm nhẹ Giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg
Theo vietnammoi.vn, ngày 4/8, Công ty TNHH MTV TMDV Thùy Dương Phát (Công ty Thùy Dương Phát) tại Đồng Nai lại tiếp tục nhập thêm 1.000 con lợn thịt từ Thái Lan về Cửa khẩu quốc tế Bờ Y Kon Tum, sau đó đưa về cách li tại Trại Lợn Đồng Hiệp, tỉnh Đồng Nai.
Đây là lô thứ 3 (mỗi lô 1.000 con) do doanh nghiệp này nhập khẩu từ Thái Lan qua Cửa khẩu quốc tế Bờ Y chỉ trong vòng 1 tháng trở lại đây. Trước đó, doanh nghiệp cũng đã nhập khẩu lô 500 con lợn giống từ Thái Lan về Việt Nam qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, Quảng Trị.
Cũng theo tieudung.vn, tỉnh Ninh Bình đang có chương trình hỗ trợ lợn nái giống ngoại cho các trang trại để tái đàn, mức hỗ trợ 20% kinh phí mua lợn giống, lợn nái ngoại, tương đương 2 triệu đồng/con. Tỉnh Thanh Hóa, Thái Nguyên hỗ trợ 500.000 đồng cho mỗi con nái ông bà để khuyến khích sản xuất lợn bố mẹ cho sản xuất.
Riêng tỉnh Nghệ An hỗ trợ 1 triệu đồng/nái hậu bị cấp ông bà, bố mẹ. Mức hỗ trợ bằng 50% số lượng nhập đàn và tối đa không quá 100 triệu đồng/trang trại. Năm 2020, Nghệ An cũng hỗ trợ khoảng 30.000 liều tinh phối giống cho đàn lợn nái trong nông hộ. Ngoài ra tỉnh cũng có chính sách hỗ trợ người chăn nuôi vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của bệnh dịch tả lợn Châu Phi để tái đàn.
Tỉnh Bình Định hiện dành 150 tỷ đồng từ ngân sách, giao cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho người chăn nuôi vay không lãi suất trong vòng 12 tháng. Tỉnh Bình Phước có chính sách về đất đai nên thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào chăn nuôi nên hiện tổng đàn đã vượt 150% so với lúc trước dịch.
Tỉnh Thừa Thiên - Huế có chính sách hỗ trợ 50% kinh phí xây dựng trang trại mới, nhưng không quá 1 tỷ/trang trại. Đồng Nai hỗ trợ 60 trang trại, 622 hộ chăn nuôi và 49 tổ hợp tác chăn nuôi theo Nghị định 57/2018/NĐ-CP của Chính phủ.
Bình Dương hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ chăn nuôi tái đàn từ 20 con trở lên, vay vốn ưu đãi xây chuồng trại ứng dụng công nghệ cao (bằng 70% giá trị với ưu đãi 3,85%/năm). Đến nay, đã có 23 trang trại chăn nuôi tiếp cận được chính sách vay với tổng vốn đầu tư đã được duyệt vay và giải ngân là trên 243 triệu đồng.
Còn tại các tỉnh, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Quảng Trị, hiện cũng có chính sách tín dụng, ưu tiên người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch tả lợn Châu Phi được vay vốn để khôi phục sản xuất, tái đàn, tăng đàn, mở rộng mô hình chăn nuôi an toàn sinh học.

Nguồn: Cổng Thông Tin Điện Tử Bộ Công Thương