Khách hàng mua ngũ cốc nhà nước GASC Ai Cập đã mua 295.000 tấn lúa mì Nga trong 1 đợt đấu thầu vào tuần trước. Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, trong khi Ai Cập là khách hàng mua lúa mì lớn nhất của Nga.
Giá lúa mì Nga khu vực Biển Đen loại 12,5% protein, giao kỳ hạn tháng 12/2019 tăng 1,5 USD lên 210 USD/tấn FOB, công ty tư vấn nông nghiệp IKAR cho biết.
SovEcon, công ty tư vấn nông nghiệp có trụ sở tại Moscow cho biết, giá lúa mì tăng 2 USD lên 212,5 USD/tấn. Giá lúa mạch ở mức 188,5 USD/tấn.
SovEcon dự kiến giá lúa mì xuất khẩu duy trì ở mức hiện tại do đồng RUB tăng mạnh và thị trường lúa mì thị trường nội địa tăng mạnh.
Giá lúa mì loại 3 tại một số khu vực châu Âu của Nga tăng 250 RUB lên 11.650 RUB (182,5 USD)/tấn trong tuần kết thúc ngày 6/12/2019, SovEcon cho biết. Giá xuất xưởng không bao gồm chi phí giao hàng.
Giá lúa mì tại khu vực trung tâm Nga tăng 200-300 RUB/tấn và trở nên quá đắt để xuất khẩu, IKAR cho biết.
Nga đã xuất khẩu 20,8 triệu tấn ngũ cốc bao gồm 18,2 triệu tấn lúa mì giai đoạn từ ngày 1/7/2019 đến 5/12/2019. Tổng xuất khẩu ngũ cốc giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái.
Giá hạt hướng dương tăng 425 RUB lên 16.700 RUB/tấn và các nhà xuất khẩu và chế biến nội địa tiếp tục thúc đẩy dự trữ trước năm mới, SovEcon cho biết.
Giá dầu hướng dương thị trường nội địa tăng 500 RUB lên 42.675 RUB/tấn, trong khi giá xuất khẩu giảm 20 USD xuống 705 USD/tấn.
Thời tiết thuận lợi đối với việc gieo trồng ngũ cốc vụ đông tại Nga, mưa lớn tại một số khu vực trồng lúa mì vụ đông chủ yếu tại Nga và Ukraine trong tuần trước, SovEcon cho biết.
Chỉ số giá đường trắng của IKAR khu vực phía nam Nga tăng 33 USD lên 329 USD/tấn tính đến ngày 6/12/2019.
1 USD = 63,8345 RUB
Nguồn: VITIC/Reuters