Cụ thể, ngày 10/7/2019, tại Đắk Lắk giá thu mua mủ nước tại vườn và nhà máy đạt lần lượt 245 đ/độ TSC và 250 đ/độ TSC, giảm 25 đ/độ TSC so với cuối tháng 6/2019.
Trong 10 ngày dầu tháng 7/2019, Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh 3 lần thông báo điều chỉnh giảm giá thu mua mủ cao su, cụ thể:
Giá thu mua mủ cao su của Công ty TNHH MTV cao su Lộc Ninh

Trên thế giới, trong 10 ngày dầu tháng 7/2019, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt giảm, cụ thể:
+ Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), ngày 10/7/2019, giá cao su kỳ hạn tháng 8/2019 giao dịch ở mức 225,6 Yê/kg (tương đương 2,07 USD/kg), giảm 3,4% so với ngày 28/6/2019).
+ Tại Sở giao dịch Thượng Hải (SHFE), ngày 10/7/2019, giá cao su RSS3 giao kỳ hạn tháng 8/2019 ở mức 10.650 NDT/tấn (tương đương 1,55 USD/kg), giảm 6,1% so với cuối tháng 6/2019. Giá cao su tại Thượng Hải giảm sau khi cơ quan quản lý chứng khoán Trung Quốc chấp thuận giao dịch hợp đồng kỳ hạn cao su TSR20 (Trung Quốc bắt đầu giao dịch hợp đồng kỳ hạn cao su TSR20 từ ngày 12/8/2019), trong bối cảnh lo ngại dư cung và nhu cầu yếu tại Trung Quốc.
+ Tại Thái Lan, ngày 10/7/2019, giá cao su RSS3 chào bán ở mức 55,4 Baht/kg (tương đương 1,78 USD/kg), giảm 10,2% so với cuối tháng 6/2019.
Giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt giảm do: - Giá dầu giảm giữa bối cảnh dự trữ dầu mỏ của Mỹ giảm thấp hơn dự kiến; - Ngân hàng Thế giới (World Bank) hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu do tác động tiêu cực của căng thẳng thương mại sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ cao du. Do đó, nhiều khả năng giá cao su sẽ duy trì ở vùng giá hiện tại, khó có cơ hội tăng trưởng trưởng đột biến.
Chính quyền bang Kerala, Ấn Độ lập công ty có vốn nhà nước để hỗ trợ giá cao su. Động thái này nhằm giúp khoảng 1 triệu người trồng cao su Ấn Độ tránh khỏi tác động của biến động giá trên thị trường cao su quốc tế. Bang đã thành lập Công ty Kerala Rubber Limited, trong đó chính phủ bang và các cơ quan chức trách sẽ nắm giữ 26% cổ phần. Công ty được thành lập với mục tiêu tạo ra nhu cầu nội địa đối với mủ tờ và mủ nước nhằm giúp giữ giá cao su nội địa ở mức cao, ngay cả khi những nhà sản xuất lốp xe, vốn chiếm 65% nhu cầu tiêu dùng cao su nội địa Ấn Độ, đang chủ yếu sử dụng cao su nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất. Kerala chiếm gần 80% tổng sản lượng cao su tự nhiên của Ấn Độ.
Dẫn nguồn tin từ Kinh tế & Tiêu dùng, hãng sản xuất găng tay lớn nhất thế giới Top Glove đến từ Malaysia dự kiến mở nhà máy đầu tiên tại Việt Nam vào năm sau nhằm tăng cường sản lượng để đáp ứng nhu cầu găng tay vệ sinh đang tăng lên nhanh chóng.
Theo Nikkei Asian Review, các tiêu chuẩn sức khỏe toàn cầu ngày càng được nâng cao, do vậy mà thị trường đối với sản phẩm găng tay dùng trong y tế và phòng thí nghiệm cũng tăng trưởng mạnh.
Chủ tịch kiêm nhà sáng lập của Top Glove - ông Lim Wee Chai cho biết ông kì vọng nhu cầu găng tay toàn cầu sẽ tăng trưởng 10% một năm. Công ty của ông có kế hoạch mở nhà máy mới tại Việt Nam đồng thời đang tìm kiếm cơ hội mua bán & sáp nhập (M&A) tại Malaysia và Thái Lan để có thêm các cơ sở sản xuất ở những nước này.
Top Glove dự tính phân bổ ít nhất 100 triệu USD mỗi năm để mở rộng sản xuất và nâng cấp công nghệ tự động hóa.
Nhà máy mới tại Việt Nam dự kiến sẽ bắt đầu sản xuất găng tay PVC từ giữa năm 2020 với công suất ước tính 4 tỉ chiếc găng tay một năm.
Ngoài ra, ông Lim còn kì vọng 4 nhà máy ở Malaysia và một nhà máy ở Thái Lan sẽ đi vào hoạt động trong năm sau.
Top Glove kỳ vọng đến tháng 12/2020, tập đoàn này sẽ có 872 dây chuyền sản xuất, tăng từ con số 648 của năm nay. Tổng công suất có thể sẽ lên mức 83,3 tỉ chiếc găng tay so với con số 63 tỉ chiếc của năm 2018 và 49 tỉ chiếc năm 2017.
Vốn hóa thị trường của Top Glove hiện vào khoảng hơn 3 tỉ USD. Năm ngoái, hãng đạt doanh thu 1 tỉ USD và lợi nhuận ròng 105,7 triệu USD. Theo website chính thức của tập đoàn, hiện nay Top Glove có 41 nhà máy trên khắp châu Á, bao gồm một nhà máy ở Trung Quốc. Sản phẩm của Top Glove được xuất khẩu đến 195 quốc gia trên thế giới
Theo nhà phân tích Nafisah Azmi của AmInvestment Bank, biên lợi nhuận ròng của Top Glove trong năm 2019 giảm xuống còn 8% so với mức 11,1% của năm 2018.
Ông Lim Wee Chai thành lập Top Glove vào năm 1991 chỉ với một dây chuyền sản xuất duy nhất. Ông cho biết việc tập đoàn này mở thêm nhà máy ở Việt Nam không phải nhằm mục đích giảm phụ thuộc vào Trung Quốc trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung kéo dài.
"Mọi loại chiến tranh đều gây bất lợi trong dài hạn và chúng tôi hi vọng cuộc chiến thương mại hiện nay có thể sớm được giải quyết", ông Lim nói.
Nguồn: VITIC tổng hợp/Cục XNK (Bộ Công Thương)

Nguồn: Vinanet