Khoảng 1/3 các nhà máy đường Brazil trong “vòng luẩn quẩn” với tín dụng hạn chế và cần bán ethanol ngay khi được sản xuất, theo Andy Duff, nhà chiến lược đường toàn cầu của Rabobank.
Ông Duff cho biết “họ có chi phí tăng và lợi nhuận giảm ... họ đang ở vòng xoáy đi xuống. Họ cuối cùng đã mất các nhà cung cấp mía độc lập, những người cảm thấy an toàn hơn với người ở vị trí tài chính tốt hơn”.
Ngược lại, khoảng 1/3 các nhà máy đường của Brazil đang ở vòng phát triển. Vì họ có thanh khoản dồi dào, họ có thể tận dụng giá ethanol và thúc đẩy doanh thu, lợi nhuận. Họ đã đầu tư hoặc trong công nghệ hay tăng cường mở rộng và cũng thu hút nguồn cung mía từ những thỏa thuận với các công ty trong tình huống ngược lại. Còn 1/3 số nhà máy còn lại không phát triển.
Plinio Nastari, chủ tịch của công ty tư vấn DATAGRO cho biết trong 12 tháng trước, sử dụng mía để sản xuất ethanol có lợi nhuận tốt hơn so với sản xuất đường, mặc dù sự chênh lệch này đã thu hẹp sau khi giá đường tăng gần đây.
Giá đường toàn cầu đã tăng khoảng 12% trong năm nay và đạt mức cao nhất trong hơn 2 năm tại 15,13 US cent/lb vào tuần trước.
Tỷ lệ mía sử dụng để sản xuất đường ở Brazil có thể cần tăng trong năm nay với các nguồn cung cấp toàn cầu thắt chặt sau khi vụ mùa yếu kém tại Thái Lan và Ấn Độ.
Brazil là một nhà cung cấp đường có biến động lớn do khả năng chuyển sản xuất giữa đường và ethanol. Nếu thị trường toàn cầu cần đường, thì họ nên giữ giá ở mức trạnh tranh với ethanol.
Martin Todd, giám đốc điều hành tại LMC International cho biết “chúng tôi không biết số lượng sản lượng đường cuối cùng ở Brazil mà thị trường cần”.
 

Nguồn: VITIC/Reuters