Ngành tôm của Ecuador đã tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây tạo ra nhiều việc làm cho người lao động và góp phần phát triển kinh tế đất nước. Trang Undercurrent News đã đưa ra 5 biểu đồ giúp thể hiện rõ hơn điều này.
 Nhu cầu từ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, đã thúc đẩy phần lớn sự tăng trưởng trong ngành tôm của Ecuador.
 10 tháng đầu năm nay, Ecuador xuất khẩu 60,4% sản lượng tôm sang châu Á, theo số liệu từ Phòng Nuôi trồng Thủy sản Quốc gia Ecuador(NCA). Con số này nhiều hơn so với cả năm 2017, cho thấy tầm quan trọng của thị trường châu Á đối với ngành tôm của Ecuador.
Nguồn: ITC, Ecuador's Chamber of Aquaculture (NCA)
Hầu hết tôm Ecuador được xuất khẩu sang Việt Nam. Tôm được đưa đến cảng phía bắc Hải Phòng, Việt Nam và sau đó vận chuyển sang Trung Quốc.
 Các nhà nhập khẩu Trung Quốc đã sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa ở Việt Nam và những người buôn lậu tôm qua biên giới phía bắc để tránh thuế hải quan của Trung Quốc. Tuy nhiên, biểu đồ bên dưới đây lại cho thấy sản lượng tôm tăng là do Ecuador xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc.
Nguồn: ITC, NCA
Điều này cũng phụ thuộc vào bayếu tố gồm thuế nhập khẩu của Trung Quốc đối với tôm trong tháng 12/2017 giảm từ 5% xuống còn 2% và giảm thuế VAT; Chính phủ Trung Quốc đã thực thi chiến dịch đàn áp, quyết định tăng cường kiểm soát biên giới để triệt phá tôm nhập lậu vào đầu năm nay; và nhu cầu tiêu thụ tôm ở các thành phố loại 1 của Trung Quốc gần đây tăng mạnh. 
Xuất khẩu trực tiếp có thể là triển vọng cho xuất khẩu tôm Ecuador sang Trung Quốc, nhưng dữ liệu cho thấy trong năm 2018, sản lượng tôm xuất khẩu sang Việt Nam cũng duy trì tương đối ổn định so với năm 2017 (biểu đồ bên dưới).

Tôm xuất khẩu của Ecuador sang Việt Nam cũng duy trì tương đối ổn định so với năm 2017. Nguồn: ITC, NCA

Trung Quốc nhập khẩu phần lớn là tôm nguyên con, chủ yếu do sở thích của người tiêu dùng. Điều này cũng phù hợp với các nhà đóng gói tôm của Ecuador, kéo theo đó là giá tôm sẽ thấp hơn so với giá trên thị trường Mỹ và Tây Ban Nha - thị trường lớn thứ hai và thứ ba của Ecuador – nơi có sự ưu tiên lớn cho các sản phẩm giá trị gia tăng từ tôm.
 Trong nửa đầu năm 2018, giá đơn vị bình quân của Việt Nam, Mỹ và Tây Ban Nha giảm đáng kể sau sự sụt giảm toàn cầu về giá tôm. 
Nguồn: ITC, NCA
Biểu đồ cuối cùng cho thấy sự bùng nổ trong xuất khẩu tôm của Ấn Độ, trong đó chiếm phần lớn là thị trường Mỹ.
Không giống như Trung Quốc, người tiêu dùng Mỹ có xu hướng thích các sản phẩm giá trị gia tăng từ tôm. Ấn Độ cũng xuất khẩu một lượng lớn tôm sang Việt Nam, gồm cả chế biến các sản phẩm giá trị gia tăng trong nước và sau đó được tái xuất sang các nước châu Âu. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng đẩy mạnh xuất khẩu tôm sang Trung Quốc qua tuyến Hải Phòng, Việt Nam.
Nguồn: ITC, NCA

Nguồn: Ngọc Ánh/Vietnambiz, Kinh tế & Tiêu dùng