Giá tăng 1.000 đồng/kg và giao dịch quanh mức 61.000 – 63.000 đồng/kg. Đặc biệt tại Bà Rịa- Vũng Tàu giá đạt 63.000 đồng/kg – đây là địa phương có giá cao nhất.

Giá thu mua hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu ngày 26/1

 

Giá (đ/kg)

tăng/giảm

(so với ngày 25/1)

Đăk Lăk (Ea H'leo)

62.000

0

Gia Lai (Chư Sê)

61.000

0

Đăk Nông (Gia Nghĩa)

62.000

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

63.000

+1.000

Đồng Nai

61.000

0

Bình Phước

62.000

+1.000

Dẫn nguồn thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, thời gian qua diện tích trồng hạt tiêu luôn tăng trưởng, chỉ trong 7 năm đã tăng gấp 3 lần.
Báo cáo từ Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, năm 2017 cả nước đã xuất khẩu được khoảng 230.000 tấn hạt tiêu, tăng 30% so với năm 2016, tuy nhiên giá trị lại giảm 22%, ước chỉ đạt 1,11 tỷ USD do giá hạt tiêu xu hướng giảm trong năm 2017 sau khi tăng lên mức cao kỷ lục năm 2015.
Cũng theo Cục Trồng trọt cho biết, phần lớn nông dân vùng trồng hạt tiêu trọng điểm như Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa-Vũng Tàu), Hớn Quản, Lộc Ninh (Bình Phước), Buôn Hồ, Cư Kuin (Đăk Lăk), Đăk Song, Đăk R’Lấp (Đăk Nông), Chư Sê (Gia Lai) có tâm lý giữ hàng chờ giá lên, vì cho rằng năm tới sẽ mất mùa. Lượng giao dịch hạt tiêu ít dần kể từ khi giá giảm xuống dưới 90.000 đồng/kg tiêu.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, diện tích trồng hạt tiêu cả nước hiện đạt gần 127.000 ha. Tình hình thời tiết mưa rải rác liên tục suốt từ tháng 5/2017 tới nay đã khiến các vườn tiêu cả vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ luôn duy trì độ ẩm cao, khiến tiêu ra hoa kém hoặc có ra thì lại rụng hàng loạt, đặc biệt ở những vườn tiêu già trên 8 tuổi.
Tuy chưa thể xác định được năng suất có thể sẽ giảm so với năm trước, nhưng nhìn chung vụ 2018 tới sản lượng hồ tiêu của Việt Nam sẽ không giảm, bởi diện tích trồng mới bùng phát những năm 2012-2013 ước khoảng 15.000 ha, năm nay bắt đầu cho thu hoạch. Với năng suất trung bình chỉ khoảng 30-40 tạ/ha thì sản lượng năm tới hoàn toàn có thể bù vào phần dự kiến mất đi do thời tiết bất thuận năm nay.
Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet