Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn một bộ phận nông dân trồng tiêu không chăm sóc đúng quy trình được các cơ quan chức năng hướng dẫn.
Khi tiêu được giá, nông dân đầu tư trồng tiêu trên nhiều loại đất khác nhau (đất trồng tiêu cũ, phá bỏ cây trồng khác sang trồng tiêu), trồng bằng trụ bê tông, chăm bón nhiều phân vô cơ, phân bón lá, kích thích sinh trưởng, sử dụng nhiều loại thuốc BVTV,… để cây sinh trưởng nhanh, tạo năng suất cao.
Tuy nhiên khi giá tiêu giảm mạnh nông dân đã hạn chế hoặc không chăm sóc, không phòng trừ sâu bệnh dẫn đến cây suy kiệt, giảm sức chống chịu với dịch bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận.
Theo nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ phiên giao dịch cuối tháng 31/8 có giá giao ngay chốt ở 35.166,65 rupee/tạ, giá tiêu kỳ hạn tháng 8/2019 chốt ở 35.000 rupee/tạ.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) trong tuần cuối tháng 8 đầu tháng 9 (29/8/2019 đến 04/09/2019) được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 322,59 VND/INR.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, trong những ngày đầu tháng 8, giá hạt tiêu đen trong nước giảm. So với ngày 31/7, giá hạt tiêu đen giảm từ 1,1 - 2,3%.
Cụ thể, ngày 12/8, giá hạt tiêu đen thấp nhất ở mức 42.000 đồng/kg tại tỉnh Đồng Nai; cao nhất ở mức 45.000 đồng/kg tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Giá hạt tiêu trắng ổn định so với cuối tháng 7, ở mức 69.000 đồng/kg, nhưng thấp hơn mức 83.000 đồng/kg của cùng kỳ năm 2018.
Nửa đầu năm 2019, nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ từ Việt Nam tăng 34,2%. Thị phần hạt tiêu Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ tăng lên 24,6%, từ mức 20,1% trong nửa đầu năm 2018. Đồng thời, Việt Nam là quốc gia cung cấp hạt tiêu lớn nhất cho thị trường này.
Mexico là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ hai cho Mỹ trong 6 tháng đầu năm 2019, đạt 24.809 tấn, trị giá 33,8 triệu USD, giảm 9,8% về lượng, nhưng tăng 1,8% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2018. Thị phần hạt tiêu Mexico trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ giảm từ 25,8% trong nửa đầu năm 2018, xuống 21,2% trong nửa đầu năm 2019.
Ấn Độ là nguồn cung hạt tiêu lớn thứ ba cho Mỹ đạt 18.225 tấn, trị giá hơn 49,8 triệu USD, tăng 3,1% về lượng, nhưng giảm 1,3% về trị giá. Thị phần hạt tiêu Ấn Độ trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ giảm từ 16,6% trong nửa đầu năm 2018, xuống còn 15,6% trong nửa đầu năm 2019.