Hợp đồng lúa mì kỳ hạn tại Mỹ ngày 31/7/2018 giảm, thoái lui sau khi tăng hơn 3% trong phiên trước đó. Tuy nhiên, mức giảm bị hạn chế trong bối cảnh lo ngại sản lượng toàn cầu có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu ở một số nước xuất khẩu chủ chốt. 
Hợp đồng lúa mì kỳ hạn tại Sở giao dịch hàng hóa Chicago giảm 0,2% xuống còn 5,45-1/2 USD/bushel, đóng cửa phiên trước đó tăng 3%.
Hợp đồng đậu tương kỳ hạn tăng 0,1% lên 8,92 USD/bushel, đóng cửa phiên trước đó tăng 0,7%. 
Hợp đồng ngô kỳ hạn tăng 0,3% lên 3,82-1/2 USD/bushel, tăng 1,3% trong phiên trước đó.
Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế tuần trước dự báo sản lượng lúa mì sẽ giảm xuống mức thấp nhất 5 năm.
Giá xuất khẩu lúa mì Nga tăng mạnh tuần thứ 2 liên tiếp, do mưa ảnh hưởng đến sản lượng vụ thu hoạch tại một số khu vực của nước này.
Đồng USD giảm nhẹ so với đồng yên Nhật Bản trong ngày thứ hai (30/7/2018), do các nhà đầu tư lưỡng lự khả năng Ngân hàng Nhật Bản sẽ thông báo những thay đổi trong nới lỏng chính sách tiền tệ ngày thứ ba (31/7/2018) kết thúc cuộc họp kéo dài 2 ngày.
Giá dầu tăng trong ngày thứ hai (30/7/2018), với dầu thô kỳ hạn tại Mỹ tăng hơn 2%, khi các thương nhân tiếp tục tập trung vào tâm điểm gián đoạn nguồn cung và khả năng ảnh hưởng đến sản lượng dầu thô từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với Iran.
Hoạt động bán tháo cổ phiếu công nghệ đẩy 3 chỉ số chứng khoán chủ chốt của Mỹ giảm trong ngày thứ hai (30/7/2018), với chỉ số Nasdaq giảm phiên thứ 3 liên tiếp, giảm hơn 1% lần đầu tiên trong 3 năm, chỉ vài ngày sau khi đạt mức cao kỷ lục.

Giá một số mặt hàng ngày 31/7/2018: 

Mặt hàng

ĐVT

Giá mới nhất

Thay đổi

% thay đổi

Lúa mì CBOT

UScent/bushel

545,5

-1

-0,18

Ngô CBOT

UScent/bushel

382,5

1,25

+0,33

Đậu tương CBOT

UScent/bushel

892

1

+0,11

Gạo CBOT

USD/100 cwt

11,89

-0,07

-0,59

Dầu thô WTI

USD/thùng

70,09

-0,04

-0,06

Nguồn: VITIC/Reuters

Nguồn: vinanet