TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.513

Trừ lùi: +195

Đắk Lăk

33.600

0

Lâm Đồng

32.700

0

Gia Lai

33.300

0

Đắk Nông

33.300

0

Hồ tiêu

42.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.155

+15

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

 Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Tổng cục Hải Quan Việt Nam vừa công bố dữ liệu cho thấy xuất khẩu cà phê tháng 8 chỉ đạt 114.162 tấn (tương đương 1,9 triệu bao), giảm 18,71% so với tháng trước. Tuy nhiên, con số này cũng không quá gây ngạc nhiên khi giá cà phê Robusta tại sàn London vẫn còn ở mức thấp kéo dài.

Các thị trường cà phê tiếp tục dao động ở mức thấp trước áp lực nguồn cung toàn cầu dư thừa là điều không còn bàn cãi. Vấn đề bây giờ là các nước sản xuất cần có những biện pháp thích hợp để giúp nông dân cà phê sống bền vững với nghề họ đã lựa chọn bao năm nay.

Cuối tuần, các thị trường cà phê sụt giảm trở lại khi nhà đầu tư vẫn còn trông ngóng vào phiên họp chính sách tiền tệ của Fed (Mỹ) và Copom (Brazil) sắp tới.
Theo Ủy ban cà phê Tanzania, sản lượng cà phê của nước này đã tăng mạnh, từ 47.000 tấn trong niên vụ 2017/18 lên 65.500 tấn trong niên vụ 2018/19 nhờ thời tiết thuận lợi và diện tích gia tăng.
Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), sản lượng cà phê cao đã giúp Tanzania vượt qua Kenya lên vị trí thứ 4 trong số các nhà sản xuất hàng đầu ở châu Phi, từ vị trí thứ 5 trong các năm trước.
Hiện Ethiopia là nước sản xuất cà phê lớn nhất khu vực châu Phi với sản lượng đạt 450.000 tấn, Uganda đứng ở vị trí thứ 2, sản lượng đạt 294.000 tấn, Bờ Biển Ngà đứng ở vị trí thứ 3 với 96.000 tấn.
Theo ICO, tại Cộng đồng Đông Phi (EAC), Uganda dẫn đầu về sản lượng cà phê, tiếp theo là Tanzania và Kenya với 51.000 tấn trong niên vụ 2018/19.
Theo Công ty tư vấn Safras và Mercado, sản lượng cà phê của Brazil năm 2019 dự báo đạt 58,9 triệu bao (loại 60kg), giảm nhẹ so với mức kỷ lục 62 triệu bao trong năm 2018.
Nguồn: VITIC tổng hợp