Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

17/10

+/- so với

ngày 16/10

Đắk Lắk (Ea H'leo)

40.500

0

Gia Lai (Chư Sê)

39.500

0

Đắk Nông (Gia Nghĩa)

40.500

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

41.500

0

Bình Phước

41.000

0

Đồng Nai

40.000

0

Theo nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ hôm nay 17/10 giá giao ngay giảm 150 rupee, tương đương 0,45% xuống mức 33.500 rupee/tạ. Giá tiêu kỳ hạn tháng 9/2019 giao dịch tại 33.542,85 rupee/tạ.
Sáng nay 17/10, một số ngân hàng thương mại điều chỉnh giá USD tăng nhẹ so với sáng ngày hôm qua. Tỷ giá trung tâm hôm nay được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.159 VND/USD. Tỷ giá tham khảo tại Sở Giao dịch Ngân hàng nhà nước (NHNN) mua vào ở mức 23.200 VND/USD và bán ra ở mức 23.802 VND/USD.
9h30, giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào là 23.185 đồng/USD và bán ra là 23.205 đồng/USD, tăng 5 đồng ở chiều bán ra so với chiều ngày hôm qua.
Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) ngày 17/10/2019 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 324,21 VND/INR.
Theo tính toán từ số liệu thống kê của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, nhập khẩu hạt tiêu của Mỹ trong 8 tháng đầu năm 2019 đạt 57.529 tấn, trị giá 180,23 triệu USD, tăng 15,9% về lượng, nhưng giảm 13,7% về trị giá so với 8 tháng đầu năm 2018.
Mỹ nhập khẩu chủ yếu hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng chưa nghiền hoặc chưa nghiền nát (mã HS 090411), đạt 43,3 nghìn tấn, tăng 13,3% so với 8 tháng đầu năm 2018.
Nhập khẩu hạt tiêu đen và hạt tiêu trắng đã nghiền hoặc nghiền nát (mã HS 090412) của Mỹ chiếm 24,7% tổng lượng nhập khẩu trong 8 tháng đầu năm 2019, tăng 24,5% so với cùng kỳ năm 2018.
Về cơ cấu nguồn cung: 8 tháng đầu năm 2019, Mỹ tăng nhập khẩu hạt tiêu từ các nguồn cung Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Đức, Nam Phi, nhưng giảm nhập khẩu từ Brazil, Trung Quốc, Ecuador, Sri Lanka, Tây Ban Nha.
Nguồn: VITIC