Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

22/11

+/- so với

ngày 21/11

Đắk Lắk (Ea H'leo)

40.500

0

Gia Lai (Chư Sê)

40.000

0

Đắk Nông (Gia Nghĩa)

40.500

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

42.000

0

Bình Phước

41.000

0

Đồng Nai

40.000

0

Theo nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ hôm nay (22/11/2019) giá giao ngay ở mức 33.885 rupee/tạ, sau khi cộng 100 rupee, tương đương 0,3%. Giá tiêu kỳ hạn tháng 9/2019 chốt tại 34.111,1 rupee/tạ.
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) ngày 22/11/2019 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 322 VND/INR.
Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với đô la Mỹ ở mức: 23.151 đồng (tăng 3 đồng). Tỷ giá tham khảo tại Sở giao dịch NHNN hiện mua vào ở mức 23.200 đồng (không đổi) và bán ra ở mức 23.796 đồng (tăng 13 đồng).
Sáng 22/11, giá USD tự do niêm yết ở mức mua vào là 23.210 đồng/USD và bán ra là 23.230 đồng/USD, giảm 5 đồng ở chiều mua vào so với chiều ngày hôm qua.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế, ngành hồ tiêu Việt Nam và thế giới đang đứng trước nhiều thách thức. Nhưng trong tương lai, hồ tiêu vẫn có giá trị lớn do nhu cầu và được sử dụng trong y học.
Theo đánh giá của IPC, sản xuất và kinh doanh hồ tiêu trên thế giới đang bị tác động bởi nhiều yếu tố bất lợi như giá liên tục giảm, thời tiết, khí hậu biến đổi thất thường. Người tiêu dùng ngày càng hướng đến những sản phẩm chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, trong khi giá cả lại diễn biến khó lường, chi phí sản xuất tăng…
Là quốc gia sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, với lượng xuất khẩu khoảng 250.000 tấn/năm, theo ông Lê Quốc Doanh – thứ trưởng Bộ NN&PTNT – sản xuất hồ tiêu đã tạo công ăn việc làm cho hơn 200.000 hộ dân và những năm qua, năng lực chế biến hồ tiêu của Việt Nam cũng được cải tiến đáng kể, tiếp cận được các tiêu chuẩn của thế giới.
Nguồn: VITIC