Diễn biến giá hạt tiêu tại một số vùng nguyên liệu

ĐVT: Đồng/kg

Vùng nguyên liệu

28/11

+/- so với

ngày 27/11

Đắk Lắk (Ea H'leo)

40.500

0

Gia Lai (Chư Sê)

40.000

0

Đắk Nông (Gia Nghĩa)

40.500

0

Bà Rịa-Vũng Tàu

42.000

0

Bình Phước

41.000

0

Đồng Nai

40.000

0

Theo nguồn tin từ giatieu.com (giá tiêu được cập nhật 15 phút một lần), trên thị trường thế giới, tại sàn Kochi - Ấn Độ hôm nay (28/11/2019) giá giao ngay ở mức 34.400 rupee/tạ, giảm 50 rupee, tương đương 0,15%. Giá tiêu kỳ hạn tháng 11/2019 chốt tại 34.783,35 rupee/tạ, tăng 160,25 rupee, tương đương 0,46%.
Tỷ giá tính chéo của đồng Việt Nam đối với đồng rupee Ấn Độ (INR) ngày 28/11/2019 được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu là 324,53 VND/INR.
Ông Nguyễn Tấn Công, Chủ tịch HĐQT HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Vang, cho rằng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đứng đầu thế giới nhưng giá trị mang lại chưa cao, chủ yếu do chất lượng không đồng đều, khâu chế biến sau thu hoạch còn yếu. Ngoài ra, hầu hết đều xuất khẩu dưới dạng hàng thô, hàng xá.
"Trước đây, giá tiêu hơn 200.000 đồng/kg, nông dân đua nhau mở rộng diện tích trồng tiêu nhưng ít chú ý đến chất lượng. Kể cả những vùng thổ nhưỡng không phù hợp cũng trồng tiêu.
Sau đó ngành tiêu "vỡ trận" vì giá rơi thẳng đứng, hiện chỉ còn khoảng 40.000 đồng/kg. Phần lớn người trồng tiêu bị phá sản, bán nhà cửa để trả nợ ngân hàng, bỏ trốn đi nơi khác" - ông Công nêu thực trạng.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC), ngành hồ tiêu Việt Nam từng phát triển rất mạnh nhưng Brazil, Indonesia, Campuchia... đang dần chiếm tỉ trọng lớn và cạnh tranh trực tiếp.
Trong đó, Brazil chiếm thị phần gần bằng Việt Nam và cạnh tranh trực tiếp hồ tiêu Việt Nam, lại đang chiếm ưu thế ở thị trường châu Âu (EU).
Nguồn: VITIC