Đến năm 2050, sản lượng hạt tiêu thế giới sẽ tăng lên 1 triệu tấn và nhu cầu tiêu thụ cũng tăng lên, nhưng chưa cân đối với nguồn cung. Do vậy, giá hạt tiêu sẽ khó có khả năng phục hồi mạnh do cung vượt cầu.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh nhấn mạnh ngành hồ tiêu là ngành quan trọng của Việt Nam và có nhiều lợi thế. Với năng suất đứng số 1 thế giới, sức cạnh tranh vẫn còn rất lớn.
“Thời điểm này, có một số khó khăn, hạn chế, ảnh hưởng đến sản xuất, ảnh hưởng cuộc sống người dân, nhiều gia đình không còn vốn để đầu tư. Dịch bệnh và các rủi ro khác đều là hệ lụy của việc tăng nóng diện tích. Bộ đề nghị các địa phương cố gắng ổn định diện tích để cả nước có khoảng 100.000 ha. Đối với những diện tích cây bị bệnh, chết, kém hiệu quả thì không trồng lại và chuyển qua cây trồng khác như măng cụt, bơ, xoài…”, Thứ trưởng Doanh nhấn mạnh.
"Như vậy, đối với hồ tiêu, công tác đàm phán mở cửa thị trường về thuế quan, về quy tắc xuất xứ đã được thực hiện tốt trong thời gian qua", Cục Xuất nhập khẩu cho biết.
Cục Xuất nhập khẩu cho rằng để có thể tận dụng tốt các cơ hội nêu trên, doanh nghiệp cần chủ động tìm hiểu thông tin về các Hiệp định để nắm vững cam kết giữa Việt Nam và các thị trường đối tác, đặc biệt là các thông tin về ưu đãi thuế quan, các yêu cầu về chất lượng, quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Bên cạnh đó, trên thực tế, giá bán hồ tiêu sẽ phụ thuộc vào chủng loại hạt cũng như chất lượng của hạt (nếu cùng chủng loại), do đó, để nâng cao giá bán cho hồ tiêu, biện pháp cốt lõi nằm ở khâu trồng trọt và khâu sau thu hoạch.
Ngành hồ tiêu cần đổi mới mô hình tăng trưởng thời gian tới, chú trọng về chất lượng ngay từ khâu nguyên liệu để tạo ra sản phẩm chất lượng cao, tham gia vào các thị trường có giá trị gia tăng cao để nâng cao giá trị, hiệu quả kinh tế.
Người dân trồng cà phê Ấn Độ, những người phải chịu gánh nặng sản lượng thấp hơn trong năm nay, đang đứng trước một vấn đề khác với sản lượng tiêu giảm mạnh.
Hồ tiêu thường được trồng xen với cà phê và cau ở bang Karnataka, Kerala và Tamil Nadu của Ấn Độ.
Trong khi sản lượng cà phê ước tính giảm 15 - 20% trong năm nay, sản lượng tiêu dự kiến cũng sẽ giảm mạnh hơn 30%, theo Deccan Herald.
Trong năm 2018/19, Ấn Độ thu hoạch 64.000 tấn hạt tiêu và ước tính sẽ giảm xuống còn khoảng 45.000 tấn trong năm 2019/20.
Trong năm 2017/18, sản lượng hồ tiêu đạt 70.878 tấn do các huyện thuộc bang Kerala và 5 huyện bang Karnataka bị ảnh hưởng bởi mưa lớn, lũ lụt và lở đất, gây thiệt hại cho các đồn điền dẫn đến sản lượng thấp.
Nguồn: VITIC