Tại miền Bắc ổn định
Giá lợn hơi tại khu vực đang dao động trong khoảng 36.000 - 45.000 đ/kg, trung bình đạt 40.000 đ/kg; tại Hà Nam, Vĩnh Phúc, Phú Thọ giao dịch ở mức 36.000 - 39.000 đ/kg; tại Nam Định, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Thái Bình 39.000 - 41.000 đ/kg; tại Hải Dương, Thái Bình, Quảng Ninh lợn hơi được thu mua ở mức 42.000 - 45.000 đ/kg.
Tại miền Trung, Tây Nguyên biến động trái chiều
Giá lợn hơi tại Nghệ An, Đắk Lắk đồng loạt tăng nhẹ 1.000 đồng lên lần lượt 41.000 đồng và 35.000 đ/kg; trong khi tại Quảng Nam giảm 2.000 đồng xuống 30.000 đồng; các địa phương khác, giá không thay đổi so với cuối tuần trước, được thu mua trong khoảng 32.000 - 41.000 đ/kg.
Tại miền Nam lặng sóng
Giá lợn hơi tại Đồng Nai dao động trong khoảng 26.000 - 30.000 đ/kg tùy khu vực và vùng dịch; Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp, Tây Ninh, Hậu Giang, Tiền Giang đạt 27.000 - 29.000 đ/kg; các địa phương khác như Bình Phước, Vũng Tàu, Sóc Trăng, Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Long An... giao dịch ở mức 30.000 - 31.000 đ/kg. Nhìn chung, giá lợn hơi tại khu vực đang ở mức thấp nhất cả nước, trung bình đạt khoảng 30.000 đ/kg, thấp hơn miền Bắc đến 10.000 đồng.
Giá lợn dự báo tăng mạnh vào cuối năm
Giá lợn hơi thế giới tăng, trong khi nguồn cung giảm có thể đẩy giá lợn trong nước tăng mạnh.
Tại thị trường Việt Nam, dịch tả lợn lan rộng khiến giá lợn giữa các vùng miền biến động thất thường, thời gian tới giá sẽ tăng do tổng đàn lợn trong nước đã giảm đáng kể, mặt khác, giá thịt lợn nhập khẩu cũng đang tăng mạnh.
Ông Nguyễn Đăng Phú, Phó tổng giám đốc Vissan cho biết, nếu đầu năm giá lợn nhập khẩu chỉ ở mức 40.000 - 50.000 đ/kg thì nay đã tăng lên 80.000 đồng. Giá lợn nhập chưa dừng lại ở mức này và sẽ tăng cao khi dịch tả lan rộng ở nhiều nước trên thế giới.
Theo ông Phú, Trung Quốc là nước có nguồn lợn lớn nhưng sau khi bị tác động của dịch tả thì nguồn lợn của nước này cũng giảm mạnh và giá lợn hơi tại Trung Quốc đang leo thang; cụ thể, giá lợn hơi nước này đang dao động ở 19 - 22 nhân dân tệ một kg (64.000 - 74.000 đồng). Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trung Quốc (MARA), giá thịt lợn bán buôn trung bình trong tháng 6/2019 tại Trung Quốc đã tăng 29,8% so với cùng kỳ năm trước, đạt 21,59 CNY (khoảng 3 USD) một kg. MARA nhận định nguồn cung thịt lợn bị thắt chặt sẽ khiến giá tiếp tục tăng trong những tháng tới.
"Giá thịt lợn tại Trung Quốc trong 6 tháng cuối năm 2019 có thể tăng hơn 70% so với cùng kỳ năm trước, lên mức cao kỷ lục lịch sử, do nguồn cung sụt giảm nghiêm trọng" ông Tang Ke, Vụ trưởng MARA dự báo. Còn theo Ngân hàng Nomura, nửa cuối năm giá thịt lợn tại Trung Quốc có thể tăng thêm 40% nữa.
Cũng chung xu hướng, giá lợn miền Bắc - nơi khởi nguồn của dịch tả tại Việt Nam đang tăng mạnh và dự báo tiếp tục đi lên trong nửa cuối năm nay.
Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 6 tháng đầu năm tổng đàn lợn cả nước giảm 5,5% so với cùng kỳ năm 2018. Hiện, tổng đàn lợn cả nước khoảng 28 triệu con. Đến ngày 15/7, dịch tả lợn Châu Phi đã xuất hiện tại 62 tỉnh, thành phố trên cả nước, số lợn bị bệnh phải tiêu hủy là hơn 3,3 triệu con, chiếm trên 10% đàn lợn trên cả nước. Đặc biệt, dịch tả lợn châu Phi đang có chiều hướng tấn công vào những trang trại chăn nuôi có quy mô rất lớn.
Công ty nghiên cứu Ipsos Business Consulting Ipsos ước tính tổng đàn nái cả nước tại thời điểm tháng 6/2019 đã giảm tới 30% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ là phân khúc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do thiếu các biện pháp phòng ngừa và an toàn sinh học thấp. Theo Ipsos, đến cuối năm 2019, đàn nái của phân khúc chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ chỉ còn dưới 40% trên tổng đàn.
Trước những diễn biến trên, Cục Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN&PTNT) cũng cho rằng, 6 tháng cuối năm giá thịt lợn sẽ biến động mạnh, đặc biệt là dịp Tết Nguyên đán. Việc giảm cung không chỉ xảy ra ở thị trường nội địa mà còn ở nhiều nước khác cũng chịu thiệt hại từ dịch tả lợn châu Phi. Ipsos cũng dự đoán cuối năm 2019 đến gần Tết Nguyên đán 2020, Việt Nam có thể thiếu hụt tới 500.000 tấn thịt lợn, chiếm gần 20% tổng nhu cầu.
Giá lợn hơi ngày 29/7/2019

Tỉnh/thành

Giá (đ/kg)

Tăng (+)/giảm (-) đ/kg

Hà Nội

40.000-42.000

Giữ nguyên

Hải Dương

41.000-42.000

Giữ nguyên

Thái Bình

40.000-42.000

Giữ nguyên

Bắc Ninh

40.000-42.000

Giữ nguyên

Hà Nam

36.000-40.000

Giữ nguyên

Hưng Yên

40.000-41.000

Giữ nguyên

Nam Định

39.000-41.000

Giữ nguyên

Ninh Bình

39.000-40.000

Giữ nguyên

Hải Phòng

40.000-42.000

Giữ nguyên

Quảng Ninh

44.000-45.000

Giữ nguyên

Lào Cai

39.000-41.000

Giữ nguyên

Tuyên Quang

38.000-40.000

Giữ nguyên

Yên Bái

40.000-41.000

Giữ nguyên

Bắc Kạn

39.000-41.000

Giữ nguyên

Phú Thọ

39.000-41.000

Giữ nguyên

Thái Nguyên

39.000-41.000

Giữ nguyên

Bắc Giang

39.000-41.000

Giữ nguyên

Vĩnh Phúc

38.000-39.000

Giữ nguyên

Cao Bằng

43.000-46.000

Giữ nguyên

Hòa Bình

39.000-40.000

Giữ nguyên

Sơn La

42.000-44.000

Giữ nguyên

Lai Châu

42.000-44.000

Giữ nguyên

Thanh Hóa

37.000-41.000

Giữ nguyên

Nghệ An

36.000-40.000

Giữ nguyên

Hà Tĩnh

34.000-39.000

Giữ nguyên

Quảng Bình

30.000-35.000

Giữ nguyên

Quảng Trị

26.000-31.000

Giữ nguyên

TT-Huế

26.000-30.000

Giữ nguyên

Quảng Nam

28.000-33.000

+1.000

Quảng Ngãi

30.000-33.000

-1.000

Bình Định

31.000-34.000

Giữ nguyên

Phú Yên

32.000-34.000

Giữ nguyên

Khánh Hòa

32.000-35.000

-1.000

Bình Thuận

33.000-36.000

Giữ nguyên

Đắk Lắk

30.000-36.000

Giữ nguyên

Đắk Nông

29.000-35.000

-1.000

Lâm Đồng

31.000-33.000

-1.000

Gia Lai

32.000-35.000

Giữ nguyên

Đồng Nai

29.000-34.000

Giữ nguyên

TP.HCM

32.000-35.000

Giữ nguyên

Bình Dương

31.000-33.000

-1.000

Bình Phước

31.000-35.000

Giữ nguyên

BR-VT

30.000-34.000

Giữ nguyên

Long An

29.000-32.000

-1.000

Tiền Giang

26.000-29.000

-1.000

Bến Tre

28.000-30.000

-1.000

Trà Vinh

28.000-32.000

Giữ nguyên

Cần Thơ

30.000-33.000

Giữ nguyên

Sóc Trăng

30.000-33.000

Giữ nguyên

Vĩnh Long

28.000-31.000

Giữ nguyên

An Giang

32.000-36.000

Giữ nguyên

Đồng Tháp

28.000-34.000

Giữ nguyên

Tây Ninh

28.000-31.000

-1.000

Nguồn: VITIC tổng hợp

 

Nguồn: Vinanet