Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam   

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.523

Trừ lùi: +125

Đắk Lăk

33.600

0

Lâm Đồng

33.300

0

Gia Lai

33.500

0

Đắk Nông

33.600

0

Hồ tiêu

40.000

0

Tỷ giá USD/VND

23.140

0

Đơn vị tính: VND/kg|FOB: USD($)/tấn

Diễn đàn của người làm cà phê

Theo Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO), so với tỉ lệ trung bình hàng năm là 2,1% trong 10 năm trước, tăng trưởng tiêu dùng toàn cầu trong năm 2018/19 và 2019/20 ước tính sẽ chậm lại.
Sản lượng tiêu thụ cà phê trên thế giới trong năm nay tăng 1,7% lên 165,35 triệu bao và trong năm 2019/20 dự kiến sẽ tăng 1,5% lên 167,9 triệu bao.
Nhu cầu cà phê toàn cầu dự kiến sẽ bị ảnh hưởng bởi sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đặc biệt là các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, theo mô tả của Quĩ Tiền tệ Quốc tế trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới tháng 10/2019.
Trong năm 2019/20, nhu cầu cà phê ở châu Á & châu Đại Dương dự đoán tăng 3% lên 37,84 triệu bao và ở Bắc Mỹ tăng 1,7% lên 30,97 triệu bao.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết theo thông tin trên tờ Tiếng Vang của Pháp, trong vài tháng gần đây, cà phê robusta từ Brazil được nhập khẩu nhiều vào châu Âu.
Cục Xuất nhập khẩu nhận định đây là hiện tượng bất thường và rất có thể nước này sẽ sớm thay thế Việt Nam trở thành nguồn cung cà phê robusta lớn nhất thế giới.
Brazil đang đẩy mạnh xuất khẩu dòng cà phê robusta conillon có giá rẻ hơn so với cà phê robusta của Việt Nam. Đồng thời, dòng cà phê robusta của Brazil đang ngày càng thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Tuy nhiên, theo số liệu thống kê từ ITC, giá cà phê nhập khẩu bình quân của Đức từ Việt Nam vẫn ở mức thấp 1.628 USD/tấn, trong khi giá nhập khẩu bình quân cà phê từ Brazil đạt 2.104 USD/tấn. "Như vậy có thể thấy, giá cả không phải là yếu tố chính giúp cà phê Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh tại Đức", Cục Xuất nhập khẩu nhận định.
Brazil là nguồn cung cà phê lớn nhất cho Đức trong 9 tháng đầu năm 2019, lượng nhập khẩu đạt 269,3 nghìn tấn, trị giá 566,73 triệu USD, tăng 24,1% về lượng và tăng 2,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Thị phần cà phê của Brazil trong tổng lượng nhập khẩu của Đức tăng từ 26,2% trong 9 tháng đầu năm 2018, lên 31,6% trong 9 tháng đầu năm 2019.
Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ hai cho Đức, khối lượng nhập khẩu giảm 6,7% so với 9 tháng đầu năm 2018. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Đức chiếm 22,3% trong 9 tháng đầu năm 2019, thấp hơn so với 24,6% trong 9 tháng đầu năm 2018. Hiện Đức nhập khẩu chủ yếu chủng loại cà phê chưa rang, chưa khử caffein (HS 090111), chiếm 99,5% tổng kim ngạch.
Nguồn: VITIC/Reuters