Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 33 ringgit tương đương 1,32% lên 2.535 ringgit (594,65 USD)/tấn, sau khi tăng 3% trong phiên trước đó.
Giá dầu cọ tăng do các yếu tố tích cực bao gồm, triển vọng sản lượng trong tháng 7/2020 giảm, thị trường chứng khoán tăng và hợp đồng dầu cọ kỳ hạn tháng 9/2020 đã hết hiệu lực ở mức cao, Sathia Varqa, đồng sáng lập Palm Oil Analytics có trụ sở tại Singapore cho biết.
Các thương nhân dự kiến, xuất khẩu dầu cọ giai đoạn từ 1-15/7/2020 giảm 9-10%, thấp hơn mức giảm 17-18% xuất khẩu giai đoạn từ 1-10/7/2020.
Giá dầu tăng sau khi tồn trữ dầu thô của Mỹ giảm mạnh, khiến dầu cọ trở thành lựa chọn hấp dẫn đối với nguyên liệu sản xuất dầu sinh học.
Hiệp hội các nhà sản xuất dầu cọ bán đảo phía Nam dự báo sản lượng giai đoạn từ 1-10/7/2020 sẽ giảm 17,4%.
Thị trường chứng khoán châu Á giảm, dẫn đầu chứng khoán Trung Quốc sau khi Bắc Kinh tuyên bố các biện pháp trả đũa đối với Mỹ.
Trên sàn Đại Liên, giá dầu đậu tương tăng 1,65%, trong khi giá dầu cọ tăng 3,07%. Giá dầu đậu tương trên sàn Chicago tăng 0,45%.
Giá dầu cọ chịu ảnh hưởng bởi giá dầu có liên quan do cạnh tranh thị phần trên thị trường dầu thực vật toàn cầu.
Giá dầu cọ ở mức kháng cự 2.561 ringgit/tấn và có thể tăng lên mức 2.624 ringgit/tấn, nhà phân tích Wang Tao cho biết.

Nguồn: VITIC/Reuters