Sau khi giảm mạnh xuống dưới mức 100.0 USD/tấn ở tháng 4 vừa rồi, giá quặng sắt đã tăng một cách vững chắc, phá vỡ mức kháng cự 130.0, vượt qua mức 125.0 đã đạt được trước đó ở thời điểm tháng 8/2019. Tính từ ngày 01/04, giá quặng sắt đã tăng tới 65%, thể hiện tốc độ phục hồi kinh tế ấn tượng tại các quốc gia châu Á, tiêu biểu là Trung Quốc.

Chỉ số PMI sản xuất tại Bắc Kinh cho tháng 11 tăng lên 52.1 điểm, trong khi chỉ số PMI sản xuất của Caixin, chỉ số đưa ra những cái nhìn toàn thể hơn về các công ty lớn thuộc phạm vi quốc doanh và ngoài quốc doanh, cũng tăng lên mức 54.9 điểm, mức cao nhất trong vòng 10 năm qua.

 Chỉ số xây dựng cũng cho thấy sự bứt phá, tăng lên mức 60.5 điểm so với mức 59.8 được ghi nhận hồi tháng 10 vừa qua. Theo Capital Economics, các chỉ số PMI tháng 11 của Trung Quốc được cho là vô cùng tích cực đối với kim loại công nghiệp, và thông tin này không chỉ có lợi đối với Trung Quốc, mà còn cho thấy sự cải thiện đáng kể tại các nước châu Á nói chung.

 Lực mua của kim loại cơ sở trên toàn cầu nói chung tăng mạnh trong thời gian qua được hưởng lợi nhờ nhu cầu điện tử của thế giới, được phản ánh mạnh mẽ từ sự vượt trội của Đài Loan và Hàn Quốc.

 Quặng sắt đang tiến gần hơn tới mốc cao nhất lịch sử hồi tháng 2/2011, khi giá kim loại này đạt mức 200 USD/tấn. Với nhu cầu khổng lồ của Trung Quốc nói riêng và các nước châu Á nói chung trong thời điểm hiện tại, khả năng tăng mạnh của quặng sắt trong thời gian tới là vô cùng chắc chắn, với những kỳ vọng trên thị trường về việc giá đạt đỉnh mới liên tục gia tăng.

Nguồn: Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam