Theo Spglobal, thị trường có thể lầm tưởng về khả năng nhu cầu dầu của Trung Quốc sẽ tăng.
Nền kinh tế phục hồi nhanh chóng ở Trung Quốc ban đầu đã giúp tiêu thụ dầu thô tăng lên. Tuy nhiên, hiện tồn kho dầu thô tại các nhà máy lọc dầu quá lớn khiến việc tăng giá thời gian qua trở nên mong manh.
Điều đó có thể được nhận thấy nếu nhìn vào các cảng ở Trung Quốc.
Sơn Đông, nơi có nhiều nhà máy lọc dầu độc lập, đã hoàn toàn bị tắc nghẽn.
Sản lượng dầu thô được lưu trữ trên các tàu chở dầu đang neo đậu ở vùng biển Trung Quốc gần thành phố cảng trong hơn một tuần đã tăng gấp 5 lần so với mức bình thường.
Các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc, vốn đã tận dụng được mức giá tương đối rẻ trong quí vừa qua, hiện đang gấp rút tìm kiếm khách hàng khiến nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh.
Lượng dầu nhập khẩu trong tháng liên tiếp giảm trong hai tháng 7 và 8 xuống mức thấp nhất trong 4 tháng là 11,23 triệu thùng/ngày, theo dữ liệu gần đây từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Lượng dầu thô nhập khẩu đã giảm kể từ tháng 7 sau khi đạt đỉnh gần 13 triệu thùng/ngày trong bối cảnh tồn kho dầu thô và các sản phẩm từ dầu thô tăng.
Nhập khẩu dầu thô trong tháng 9 dự kiến sẽ giảm hơn nữa.
Một quan chức tại cảng cho biết trong tháng 9 lượng dầu thô nhập khẩu tại cảng Qingdao, cảng dầu thô hàng đầu của Trung Quốc, ước tính đã giảm khoảng 25% so với tháng 8 xuống còn 2 triệu đến 3 triệu tấn.
Chuyên gia dầu mỏ độc lập Anas Al-Hajji cho biết: “Các thị trường dầu đã nhầm tưởng rằng nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc tăng lên, trong khi trên thực tế, phần lớn dầu đã được chất đống trong kho”.
Nhu cầu của Trung Quốc chững lại
Nhu cầu tiêu thụ của Trung Quốc đang chững lại, thị trường đang tìm đến Ấn Độ để mua thêm các thùng dầu với số lượng không đáng kể.
Các nhà máy lọc dầu thuộc sở hữu nhà nước, có xu hướng tập trung vào nhu cầu trong nước, đã tăng lên khi tiêu thụ bắt đầu phục hồi chậm.
Tuy nhiên, các nhà máy lọc dầu xuất khẩu, chủ yếu thuộc sở hữu của khu vực tư nhân, đã giảm do thiếu nhu cầu và tỉ suất lợi nhuận âm.
Mặc dù nhu cầu dầu nội địa của Ấn Độ đang phục hồi trở lại, nhưng nhu cầu vẫn duy trì mức thấp do tỉ lệ nhiễm COVID-19 cao ở quốc gia đông dân này.
Các yếu tố nhu cầu theo mùa cũng sẽ bắt đầu ảnh hưởng đến thị trường, nếu việc phong tỏa được áp dụng trở lại trong suốt mùa đông ở Bắc bán cầu.
Các chuyên gia của S&P Global Platts dự đoán nhu cầu dầu sẽ giảm 8,1 triệu thùng/ngày vào năm 2020 trước khi tăng trở lại 6,3 triệu thùng/ngày vào năm 2021.
Nhu cầu xăng dầu toàn cầu đã có dấu hiệu tăng mạnh trở lại trên khắp châu Âu, Mỹ và phần lớn châu Á, ngoại trừ Ấn Độ và Indonesia.
Tuy nhiên, sự phục hồi này hiện đã không còn nhiều.
Nhu cầu tiêu thụ năng lượng tại châu Âu, vốn cũng có xu hướng phục hồi, lại đang gặp phải khó khăn, với dữ liệu di chuyển ở các quốc gia quan trọng bắt đầu biến động.
Theo dữ liệu từ thiết bị định vị TomTom, tắc đường ở các thành phố thủ đô lớn nhất châu Âu đã tăng trở lại gần 10% trong tuần tính đến ngày 30/8, nhưng tình trạng tắc nghẽn này không thay đổi nhiều so cùng kì tháng 7.
Giá rẻ
Điều này cũng đặt ra vấn đề cho nhu cầu dầu phục hồi hoàn toàn vào năm 2021.
Sự tiêu thụ không thể phục hồi hoàn toàn cho đến khi vận tải hàng không trở lại bình thường.
Nhiên liệu máy bay chiếm khoảng 8% nhu cầu dầu trước đại dịch COVID-19..
Những điều kiện thị trường suy thoái này đã khiến giá cả gặp khó khăn.
Giá dầu Brent, đã bị mắc kẹt trong phạm vi hẹp khoảng 45 USD/thùng hoặc thấp hơn.
“Tăng trưởng nhu cầu vẫn dễ bị tổn thương và khó có thể đạt đến mức năm 2020 trước năm 2022”, các chuyên gia của Platts Analytics nhận định.
OPEC+, tổ chức kiểm soát khoảng 45% sản lượng dầu của thế giới, đã nới lỏng thỏa thuận cắt giảm sản lượng bằng cách bơm thêm 2 triệu thùng/ngày trở lại thị trường kể từ tháng 8.
Đầu năm nay, Tổ chức xuất khẩu dầu mỏ OPEC+ đã cắt giảm gần 10 triệu thùng/ngày khỏi thị trường do nhu cầu tiêu thụ giảm mạnh gây ra bởi COVID-19 và hiện đã bắt đầu giảm hạn ngạch quốc gia với hi vọng tiêu thụ tiếp tục được cải thiện.
Do đó, Platts Analytics nhận thấy giá dầu đang “vật lộn” để vượt qua mốc trung bình 40 USD/thùng vào cuối năm trước khi tăng lên 50 USD/ thùng vào cuối năm 2021.
Thị trường dầu mỏ có thể tiếp nhận thêm vài tháng bất ổn ở các khu vực như Mỹ, Ấn Độ và châu Âu, nhưng chính Trung Quốc mới thực sự là thị trường khiến các nhà giao dịch lo lắng nhất. 

Nguồn: H.Mĩ /Kinh tế & Tiêu dùng