Giá thép
Thị trường thép thế giới trong tháng 10/2020 tiếp tục hồi phục mạnh nhờ nhu cầu tiêu thụ thép tăng cao bất chấp dịch Covid-19 đang quay trở lại ở châu Âu và Mỹ và giá nguyên liệu thô tăng do nguồn cung khan hiếm. So với tháng liền trước, giá các sản phẩm thép tháng này tiếp tục tăng trên khắp các châu lục. Giá thép cây dùng trong ngành xây dựng tăng nhẹ 1,7% so với tháng liền trước song vẫn giảm mạnh hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo Hiệp hội Thép Thế giới, sản lượng thép thô thế giới (64 quốc gia sản xuất nhiều thép nhất thế giới) đạt 156,3 triệu tấn vào tháng 9/2020, tăng 2,9% so với tháng 8/2019. Sản xuất tại tất cả các quốc gia đều giảm trừ Trung Quốc, Hàn Quốc.
Tại Châu Á, giá thép biến động theo chiều hướng tăng do nhu cầu tiêu thụ thép hồi phục mạnh tại nhiều nước.
Tại Trung Quốc, thị trường thép cây xây dựng bắt đầu cải thiện kể từ khi Trung Quốc trở lại sau kỳ nghỉ tuần lễ vàng kết thúc ngày 9/10/2020, nhu cầu tăng lên trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng trong khi các biện pháp hạn chế sản xuất để bảo vệ môi trường được thực hiện nghiêm ngặt hơn kể từ đầu tháng, đẩy giá tăng lên bất chấp tồn kho hiện vẫn lớn. Tính đến ngày 14/10/2020, tồn kho thép dài ở phía bắc Bắc Kinh, nam Quảng Châu, đông Hàng Châu chủ yếu là thép cây và thép cuộn, đã giảm 9%, 2% và 9% so với tuần trước đó, nhưng vẫn tăng lần lượt 60%, 67% và 90% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngày 22/10/2020, giá thép cây đạt 3.650 CNY/tấn tại Thượng Hải, tăng 36 CNY/tấn so với ngày 22/9/2020.
Sản lượng thép thô của Trung Quốc trong tháng 9/2020 giảm 3,8% so với tháng 9/2019 xuống 73,48 triệu tấn, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê Quốc gia.
Tại Nhật Bản, các nhà sản xuất thép Nhật Bản đã đóng cửa các lò cao vào mùa xuân khi đại dịch làm giảm nhu cầu khiến sản xuất thép của nước này dự kiến giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 50 năm. Hiện tại các đơn đặt hàng đang dần tăng lên và Nippon Steel có kế hoạch khởi động lại sản xuất tại một địa điểm gần Tokyo.
Tại Ấn Độ, các nhà máy thép đã từ chối xuất khẩu thép cuộn cán nóng vì giá nội địa sản phẩm này vẫn ở mức cao do sản xuất thiếu hụt. Giá xuất khẩu thép cuộn cán nóng FOB tại cảng chính Ấn Độ đạt 510-515 USD/tấn vào ngày 16/10/2020.
Cơ quan quản lý nước này đang đề xuất các biện pháp khuyến khích để tăng sản xuất trong nước đối với các loại thép khác nhau hiện đang phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu địa phương.
Tại Đài Loan (TQ), nhu cầu tiêu thụ thép tăng cùng với giá nguyên liệu cao đã khiến các nhà máy nước này tăng giá bán thép. Giá thép cây tại Feng Hsin Steel Corporation (CSC) là 15.300 TWD/tấn trong tháng 10/2020.
Tại Singapore, giá thép cây nhập khẩu tăng do nguồn cung nguyên liệu nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ khan hiếm trên thị trường giao ngay. Giá chào bán thép cây của Thổ Nhĩ Kỳ ở mức 465 USD/tấn cfr Singapore, mặc dù nguồn cung của Thổ Nhĩ Kỳ không có sẵn giao trong tháng 12.
Tại Châu Âu, giá thép cây dùng trong ngành xây dựng tiếp tục tăng cao do giá phế liệu cao hơn, nhu cầu mạnh sau khi các biện pháp nới lỏng phong tỏa được thực hiện, nhiều lĩnh vực tiêu thụ thép đã hoạt động trở lại, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng, trong khi nguồn cung thiếu hụt do tồn kho thấp , nguồn cung nhập khẩu hạn chế do các biện pháp tự vệ, các nhà máy đã khôi phục sản xuất nhưng công suất sản xuất vẫn thấp.
Theo Fastmarkets, giá thép cây, giao tại Nam Âu đạt 450-460 Euro (531-543 USD)/tấn vào 23/10/2020, tăng 10 Euro/tấn so với tháng trước.
Trong khi đó, tại châu Mỹ, nhu cầu tiêu thụ hồi phục đẩy giá thép tăng.
Tại Mỹ, theo Fastmarkets, thị trường thép cây đang trong giai đoạn cân bằng với giá phế liệu đang giảm dần và khối lượng nhập khẩu giảm, giá thép cây xây dựng ổn định sau khi đã tăng vào đầu tháng 9. Giá thép thanh vằn, Fob của Mỹ ổn định ở mức 29,75 USD/cwt (595 USD/tấn ngắn).
Chỉ số giá thép trong tháng 10/2020 của Steelhome
(Năm gốc 2004 = 100)

Khu vực

Tên sản phẩm

Chỉ số giá thép

So với

T9/2020 (%)

So với

T10/2019 (%)

Thế giới

Các sản phẩm thép

108,8

2,31

-9,12

Thế giới

Thép cán phẳng

100,98

2,53

-9,29

Thế giới

Thép dài xây dựng

119,12

1,79

-8,27

Châu Mỹ

Các sản phẩm thép

112,83

7,81

-17,68

Châu Âu

Các sản phẩm thép

93,45

1,98

-8,69

Châu Á

Các sản phẩm thép

116,4

0,51

-5,73

Trung Quốc

Các sản phẩm thép

118,95

2,99

-5,87

Nguồn: SteelHome
Giá quặng sắt
Giá quặng sắt trên sàn Đại Liên tiếp tục giảm do tồn kho ở các cảng của Trung Quốc ngày càng tăng và triển vọng ảm đạm về nhu cầu thép trong nước khi mùa đông. Giá hợp đồng quặng sắt giao tháng 1/2021 trên sàn giao dịch kỳ hạn Đại Liên giảm còn 766 CNY/tấn. Nguyên nhân chính là do các tồn trữ quặng sắt tại các cảng của Trung Quốc tăng. Ngoài ra, nguy cơ gián đoạn nguồn cung gia tăng bởi hiện tượng thời tiết LaNina gây mưa lớn tại nước sản xuất quặng sắt và than cốc luyện cốc hàng đầu - Australia. Nhu cầu quặng sắt Trung Quốc tăng được thúc đẩy bởi các biện pháp kích thích tài chính trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, xuất khẩu quặng sắt từ Australia và Brazil vẫn tiếp tục tăng và thậm chí còn tăng trong những tuần tới, khiến tồn trữ quặng sắt tại cảng của Trung Quốc tăng. Tính đến ngày 10/10/2020, tồn trữ quặng sắt tại Trung Quốc đạt 123,6 triệu tấn, cao nhất kể từ ngày 20/3/2020.
Bên cạnh đó, giá cũng chịu áp lực bởi các hạn chế môi trường tại khu vực sản xuất thép chủ yếu. Thành phố sản xuất thép hàng đầu – Đường Sơn – Trung Quốc đã đưa ra các hạn chế hoạt động thiêu kết tại một số nhà máy thép do điều kiện thời tiết bất lợi.
Giá quặng sắt được hậu thuẫn trước phiên họp của Đảng Cộng sản Trung Quốc vào cuối tháng này, trong đó các chính sách liên quan đến cơ sở hạ tầng và bất động sản có thể sẽ được thảo luận, chiến lược gia hàng hóa thuộc ANZ cho biết.
Sản lượng
Theo Hiệp hội Thép Thế giới, sản lượng thép thô thế giới (64 quốc gia sản xuất nhiều thép nhất thế giới) đạt 156,2 triệu tấn vào tháng 9/2020, tăng 2,9% so với tháng 9/2019. Sản xuất tại tất cả các quốc gia đều giảm trừ Trung Quốc, Hàn Quốc.
Trong tháng 9/2020, châu Á sản xuất 117,9 triệu tấn thép thô, tăng 7,4% so với tháng 9/2019. Trong đó, Trung Quốc sản xuất 92,5 triệu tấn thép thô, tăng 10,9%. Ấn Độ sản xuất 8,5 triệu tấn, giảm 2,9%. Nhật Bản sản xuất 6,48 triệu tấn, giảm 19,3%. Hàn Quốc sản xuất 5,8 triệu tấn, tăng 2,1%.
Sản xuất tại EU (28) đạt 11,1 triệu tấn, giảm 14%. Đức sản xuất 3 triệu tấn, giảm 9,4%. Ý sản xuất 1,79 triệu tấn, giảm 18,7%. Pháp sản xuất 0,96 triệu tấn, giảm 20,1%. Sản xuất thép tại Bắc Mỹ đạt 7,9 triệu tấn, giảm 17,4%. Trong đó, Mỹ sản xuất 5,7 triệu tấn, giảm 18,5%.
SNG sản xuất 8,1 triệu tấn, giảm 0,3%. Ukraine sản xuất 1,6 triệu tấn, giảm 5,4%.
Trong 9 tháng đầu năm 2020, sản lượng thép thô thế giới đạt 1.34 triệu tấn, giảm 3,2% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, Châu Á sản xuất 1 triệu tấn thép thô, tăng 0,2% so với nửa đầu năm 2019. EU (28 nước) sản xuất 99,3 triệu tấn thép thô, giảm 17,7%. Sản lượng thép thô của Bắc Mỹ đạt 74 triệu tấn, giảm 18%.
Một số thị trường xuất khẩu đáng chú ý
Dưới đây là tình hình xuất khẩu của một số thị trường cung cấp và tiêu thụ các sản phẩm thép lớn của Việt Nam.
Đài Loan (TQ): Trong 9 tháng đầu năm 2020, Đài Loan xuất khẩu 3,57 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC), giảm 3,82% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, Trung Quốc và Saudi Arabia là 2 điểm đến chủ yếu tăng so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 556,05% lên 720.000 tấn. Xuất khẩu sang Saudi Arabia tăng 47,84% lên 106.000 tấn.
Brazil: Trong tháng 9/2020, Brazil xuất khẩu 97.000 tấn thép phế liệu, tăng 75,6% so với tháng 8/2020 và tăng gần 20% so với tháng 9/2019, đạt mức cao mới kể từ tháng 5/2016. Trong 9 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu đạt 622.000 tấn, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu thép phế liệu của Brazil chủ yếu sang Ấn Độ, chiếm 31% trong tổng số. Tiếp theo là Bangladesh và Pakistan với mức 26% và 15%.
Nhật Bản: Theo dữ liệu từ Liên đoàn Sắt & Thép Nhật Bản ngày 30/9, xuất khẩu thép trong tháng 8/2020 giảm 14,4% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng tăng 3,9% so với tháng 7, lên 2,59 triệu tấn.
Xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm ngoái do nhu cầu tiêu thụ bị ảnh hưởng bởi đại dịch, trong khi xuất khẩu hàng tháng tăng do tiêu thụ nội địa tăng với các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang nỗ lực khôi phục doanh số bán hàng về mức trước COVID-19.
Trong đó, xuất khẩu thép cuộn cán nóng đạt 998,562 tấn, tăng 17,2% so với tháng 7 nhưng giảm 10% so với tháng 8/2019. Xuất khẩu thép carbon thông thường tăng 10,1% so với tháng 7 nhưng giảm 14,5% so với cùng kỳ năm 2019 xuống 1,76 triệu tấn.
Xuất khẩu các sản phẩm thép đặc biệt ở mức 388,668 tấn, tăng 8,8% so với tháng trước nhưng giảm 35,8% so với cùng kỳ năm 2019. Xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 637.545 tấn, tăng 52,4% so với cùng kỳ năm ngoái và giảm 1,2% so với tháng liền trước.
Xuất khẩu thép bán thành phẩm giảm 17% còn 301,547 tấn. Trong đó, xuất khẩu sang Trung Quốc giảm mạnh nhất 31% xuống 78,436 tấn. Xuất khẩu sang Đài Loan và Hàn Quốc cũng giảm lần lượt 15% và 7.8% xuống 92.784 tấn và 75.223 tấn. Tuy nhiên, trong 8 tháng đầu năm, xuất khẩu bán thành phẩm đã tăng 37% so với cùng kỳ năm 2019, lên 2.71 triệu tấn.
Trung Quốc: Xuất khẩu thép thành phẩm của Trung Quốc tăng 4% so với tháng 8/2020 lên 3.828 triệu tấn trong tháng 9/2020 và giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong 9 tháng đầu năm nay, xuất khẩu thép thành phẩm giảm 20% còn 40.385 triệu tấn so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu ròng thép thành phẩm giảm 39% so với cùng kỳ năm ngoái xuống còn 25.312 triệu tấn.
Một số thị trường nhập khẩu đáng chú ý
Dưới đây là các số liệu nhập khẩu của một số đối tác lớn của Việt Nam.
Đài Loan (Trung Quốc): Trong 9 tháng đầu năm 2020, lãnh thổ này nhập khẩu 1,13 triệu tấn phôi thép, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, nhập khẩu từ Nga chiếm phần lớn đạt 467.000 tấn, tăng 10,82% so với cùng kỳ năm ngoái, tiếp theo là Nhật Bản và Ấn Độ đạt 342.000 tấn và 123.000 tấn, tăng 1,43 lần và 3,73 lần theo thứ tự lần lượt.
Nhập khẩu thép phế liệu trong tháng 9/2020 đạt 229.000 tấn, giảm 36,15% so với tháng 8/2020 và giảm 9,36% so với tháng 9/2019. Trong số đó, nhập khẩu từ Mỹ đạt 108.000 tấn, giảm 27,15% so với tháng 8/2020 và giảm 26,08% so với tháng 9/2019; nhập khẩu từ Nhật Bản đạt 50.300 tấn, giảm 50,45% so với tháng 8/2020 và tăng 123,01% so với tháng 9/2019. Trong 9 tháng đầu năm 2020, nhập khẩu thép phế liệu của Đài Loan đạt 2,7 triệu tấn, tăng 18,91% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung Quốc: Nhập khẩu thép thành phẩm đạt mức cao nhất trong hơn 16 năm vào tháng 9, tăng 29% so với tháng 8 lên 2.885 triệu tấn, theo dữ liệu của Hải quan Trung Quốc công bố ngày 13/10/2020. Nhập khẩu trong tháng 9 đã tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái và là lượng hàng tháng cao nhất kể từ tháng 5/2004.
Mỹ: Giấy phép nhập khẩu thép của Mỹ trong tháng 9 đạt tổng cộng 1,37 triệu tấn, tăng 17% so với 1,18 triệu tấn thép trong tháng 8, theo dữ liệu nhập khẩu sơ bộ của tháng 8. So với năm ngoái, giấy phép nhập khẩu thép của Mỹ đã giảm 20% trong tháng 9 so với 1,72 triệu tấn thép nhập khẩu vào tháng 9/2019.
Nhập khẩu thép bán thành phẩm dự kiến sẽ tăng 190% so với tháng trước khi giấy phép nhập khẩu thép bán thành phẩm từ Brazil đạt tổng cộng 187,151 tấn trong tháng 9, tăng so với con số 0 trong tháng 8 do hạn ngạch hàng quý của nước này đã hết.
Giấy phép nhập khẩu tôn mạ kẽm nhúng nóng của Mỹ đã tăng 11% so với tháng trước lên 174.387 tấn, trong khi giấy phép nhập khẩu thép cuộn cán nóng đạt 118.253 tấn, tăng 22% so với số lượng nhập khẩu sơ bộ của tháng 8. Giấy phép nhập khẩu thép cuộn cán nguội đã giảm 18% so với số liệu sơ bộ của tháng 8, tổng cộng 68.037 tấn.
Xuất khẩu sang Canada đạt 363.672 tấn, giảm 6% so với tháng 8. Trong khi đó, xuất sang Brazil tăng 3.471% so với tháng trước lên 226.696 tấn, tăng so với chỉ 6.348 tấn trong tháng 8.

Nguồn: VITIC