Giá đóng cửa trung bình tháng qua của WTI là 40,28 USD/thùng, dầu Brent đạt 42,77 USD/thùng.
Giá dầu WTI đóng cửa phiên 8/9/2020 đã xuống 36,76 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ ngày 15/6/2020, dầu Brent cũng lần đầu tiên dưới ngưỡng 40 USD/thùng kể từ ngày này. Từ đó cho đến nay giá dầu tăng nhẹ.
Biểu đồ giá dầu WTI, Brent, xăng RON 92 tháng 9/2020
ĐVT: USD/thùng
Nguồn: Reuters
Giá dầu biến động trong tháng qua do những nguyên nhân sau:
Số ca nhiễm Covid-19 mới tiếp tục tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Tính tới nay, số ca nhiễm trên toàn cầu đã vượt 31 triệu người. Tại nhiều thị trường quan trọng như Mỹ, Ấn Độ, Châu Âu và một số nước Châu Á, số ca nhiễm vẫn tăng nhanh, gây lo ngại cản trở đà hồi phục kinh tế thế giới. Một số nước thậm chí đang phải xem xét khả năng phong tỏa xã hội lần 2, trong đó có Anh.
Lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) hậu thuẫn chính quyền ở miền Đông đã quyết định nối lại việc khai thác và xuất khẩu dầu mỏ, điều này có thể khiến lượng dầu đưa vào thị trường tăng lên (hiện sản lượng dầu của nước này chỉ là 100.000 thùng/ngày từ mức 1,2 triệu thùng/ngày trước đó).
Hai cơn bão lớn ở Vịnh Mexico làm gián đoạn nguồn cung dầu của Mỹ trong vài ngày. Ở những thời điểm đó, giá dầu tăng khá mạnh.
OPEC+ mới đây tuyên bố sẽ nghiêm khắc đối với những quốc gia không tuân thủ việc cắt giảm sản lượng và sẽ tổ chức một cuộc họp bất thường vào tháng 10 tới nếu thị trường dầu giảm giá thêm nữa.
Trong quý 3/2020 giá dầu tiếp tục tăng nhẹ, dầu WTI và dầu Brent đều tăng chỉ 2%.
Cung - cầu dầu của một số thị trường chủ chốt
Nguồn cung
Theo số liệu sơ bộ của OPEC, sản lượng dầu mỏ thế giới trong tháng 8/2020 tăng 1,32 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 89,88 triệu thùng/ngày, nhưng giảm 10,1 triệu thùng/ngày so với tháng 8/2019.
IEA báo cáo nguồn cung dầu mỏ toàn cầu trong tháng 8/2020 tăng 1,1 triệu thùng/ngày so với tháng liền trước, đạt 91,7 triệu thùng/ngày do lượng cắt giảm của OPEC+ giảm đi, nhưng sản lượng tháng này giảm 9,3 triệu thùng so với cùng tháng năm trước.
Báo cáo tháng 9/2020 về chi tiết nguồn cung dầu của các nước trong khối OPEC
Tổng sản lượng dầu thô của 13 quốc gia OPEC đạt trung bình 24,05 triệu thùng/ngày trong tháng 8/2020, tăng 0,76 triệu thùng/ngày so với tháng trước đó. Sản lượng dầu thô tăng chủ yếu tại Saudi Arabia, UAE, Kuwait, Algeria và Angola, trong khi sản lượng giảm chủ yếu tại Iraq. Tỷ trọng của dầu thô OPEC trong tổng sản lượng toàn cầu tăng 0,5 điểm phần trăm lên 26,8% trong tháng 8/2020.
Sản lượng dầu thô của 13 nước OPEC
ĐVT: Nghìn thùng/ngày (trung bình)

Các nước OPEC

2019

T7/2020

T8/2020

+/-

Algeria

1.022

808

855

47

Angola

1.401

1.186

1.210

24

Congo

324

285

277

-8

Equatorial Guinea

117

106

118

11

Gabon

208

186

181

-5

Iran

2,356

1.930

1.940

10

Iraq

4.678

3.752

3.652

-100

Kuwait

2.687

2.161

2.288

127

Libya

1.097

108

106

-2

Nigeria

1.786

1.480

1.482

2

Saudi Arabia

9.771

8.417

8.892

475

UAE

3.094

2.525

2.705

180

Venezuela

796

339

340

1

Tổng cộng

29.337

23.283

24.045

763

 

Nguồn: OPEC
Trung Quốc: Sản lượng dầu mỏ của nước này trong tháng 7/2020 giảm 0,07 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 4,14 triệu thùng/ngày, tăng 0,08 triệu thùng/ngày so với cùng tháng năm trước. Sản lượng dầu thô trong tháng này giảm 76 nghìn thùng/ngày xuống trung bình 3,88 triệu thùng/ngày, tăng 41 nghìn thùng/ngày so với tháng 7/2019, bất chấp sản xuất tại dự án mỏ dầu Qinhuangdao 33-1S giai đoạn 1 vào ngày 12/6/2020 trở lại mức tháng 5/2020. Số liệu sơ bộ cho thấy sản lượng dầu mỏ trong tháng 8/2020 ổn định.
Nga: Số liệu sơ bộ sản lượng dầu mỏ của nước này trong tháng 8/2020 tăng 0,49 triệu thùng/ngày so với tháng trước, đạt trung bình 9,97 triệu thùng/ngày, thấp hơn 1,52 triệu thùng/ngày so với tháng 8/2019. Sản lượng dầu thô trong tháng này đạt trung bình 9,21 triệu thùng/ngày, tăng từ 8,72 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2020.
Nga đã điều chỉnh giảm sản lượng dầu khoảng 1,92 triệu thùng/ngày trong tháng 5 và 1,94 triệu thùng/ngày trong tháng 6, 2 triệu thùng/ngày trong tháng 7 và trong tháng 8/2020 điều chỉnh giảm 1,51 triệu thùng/ngày (tất cả đều so sánh với mức tháng 4/2020), theo thỏa thuận giảm sản lượng toàn cầu của OPEC+. Sản lượng khí ngưng tụ và NGL từ mỏ khí ngưng tụ ổn định tại 0,76 triệu thùng/ngày.
Nhu cầu
Trung Quốc: Nhu cầu xăng dầu của Trung Quốc trong tháng 7/2020 tiếp tục tăng khoảng 0,6 triệu thùng/ngày so với tháng 7/2019, sau khi tăng 0,3 triệu thùng/ngày trong tháng 6/2020.
Tổng lượng tiêu thụ nhiên liệu trong tháng này đạt 12,9 triệu thùng/ngày, cao nhất từ đầu năm tới nay. Nhu cầu này được dẫn đầu bởi dầu diesel, tăng đáng kể khoảng 0,3 triệu thùng/ngày so với tháng 7/2019. Sự phục hồi được thúc đẩy bởi các dự án cơ sở hạ tầng cũng như đầu tư. Hoạt động xây dựng tăng 7,8% trong quý 2/2020 so với cùng kỳ năm trước sau khi giảm 17,5% trong quý 1/2020. Xu hướng phục hồi này sẽ tiếp tục trong quý 3/2020. Các chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 4,8% trong tháng 6/2020, tăng mạnh nhất trong nửa đầu năm nay.
Nhu cầu xăng chuyển sang tích cực trong tháng 7/2020 sau 5 tháng diễn biến tiêu cực. Nhu cầu nhiên liệu cho động cơ tăng hơn 0,1 triệu thùng/ngày trong tháng 7/2020 so với tháng 7/2019, do hoạt động giao thông tăng tại các nơi khác nhau của Trung Quốc, cùng với doanh số bán ô tô chở khách tăng so với năm trước. Theo Hiệp hội Sản xuất ô tô Trung Quốc, doanh số xe chở khách tăng khoảng 8% trong tháng 7/2020 so với cùng tháng năm trước, tăng tháng thứ 3 liên tiếp. Nhu cầu nhiên liệu bay vẫn ảm đạm, bởi các chuyến bay quốc tế giảm bất chấp các chuyến bay trong nước cải thiện. Hoạt động bay phi thương mại đã trở lại mức so với trước dịch Covid-19, nhưng các chuyến bay thương mại vẫn bị trì trệ.
Nhu cầu xăng dầu của Trung Quốc
ĐVT: Triệu thùng/ngày (trung bình)

Sản phẩm

T7/2020

T7/2019

+/-

+/- (%)

LPG

2,12

1,94

0,18

9,5

Naphtha

1,84

1,69

0,14

8,5

Xăng

2,84

2,74

0,1

3,8

Nhiên liệu bay

0,58

0,86

-0,28

-32,9

Dầu diesel

3,28

3,02

0,26

8,6

Dầu mazut

0,72

0,54

0,18

33,9

Các sản phẩm khác

1,50

1,53

-0,03

-2,2

Nguồn: OPEC

 DỰ BÁO

Giá dầu
Giá dầu sụt giảm chủ yếu do cuộc khủng hoảng Covid-19 đã kìm hãm nhu cầu đi lại và các hoạt động kinh tế, khiến tiêu thụ năng lượng giảm mạnh. Dù một số quốc gia đã nới lỏng những hạn chế, song nguy cơ gia tăng các ca lây nhiễm mới và sản lượng dầu thô cao hơn tiếp tục là nhân tố đè nặng lên giá dầu.
Từ nay đến cuối năm, giá dầu bị tác động của một số yếu tố như sản lượng dầu tại Libya hiện đang dưới 100 nghìn thùng/ngày, nếu tăng lên sẽ khiến quá trình tái cân bằng của thị trường bị trì hoãn hơn nữa. Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2020 cũng có thể tác động đến thị trường dầu mỏ. Trong vài tháng tới, giá dầu có thể chịu thêm áp lực vì nguồn cung dầu cũng tăng từ Mỹ, nơi các nhà sản xuất đang khôi phục sản lượng dầu đá phiến.
Dự đoán trong tháng 10/2020, giá dầu Brent trung bình trong khoảng từ 41 tới 44 USD/thùng.
Cơ quan Năng lượng Quốc tế của Mỹ (EIA) dự báo giá dầu Brent giao ngay sẽ đạt trung bình 44 USD/thùng trong quý 4/2020 và tăng lên trung bình 49 USD/thùng trong năm 2021 do các thị trường trở nên cân bằng hơn.
Dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA):
Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã hạ dự báo về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu với lý do kinh tế hồi phục chậm. Theo đó, IEA giảm 200.000 thùng/ngày trong mức dự báo về nhu cầu dầu năm 2020, xuống 91,7 triệu thùng/ngày. Tổ chức này cho biết, các kho dự trữ dầu thương mại ở những nước phát triển đã đạt mức cao nhất trong mọi thời đại, là 3,225 tỷ thùng trong tháng 7/2020, đồng thời cắt giảm dự báo về lượng dầu sẽ rút ra từ các kho dự trữ này trong nửa cuối năm 2020.
Dự báo của OPEC
Sản lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC trong năm 2020 được điều chỉnh tăng 360 nghìn thùng/ngày so với dự báo trong tháng trước, chủ yếu tại Mỹ, do sự phục hồi sản lượng lớn hơn dự kiến 1 triệu thùng/ngày trong tháng 6 so với tháng trước. Sản lượng dầu mỏ của khu vực ngoài OPEC hiện nay ước tính giảm 2,7 triệu thùng/ngày so với năm trước xuống trung bình 62,5 triệu thùng/ngày. Bất chấp nguồn cung giảm trong quý 2/2020 bởi đại dịch Covid-19, sự sụt giảm nguồn cung của khu vực ngoài OPEC là ít hơn nhiều so với sự sụt giảm trong nhu cầu. Sự phục hồi trong nguồn cung của khu vực này đã bắt đầu tại Mỹ, Canada và Mỹ Latinh trong quý 3/2020, mặc dù cơn bão Laura gây ảnh hưởng tới sản lượng của vùng vịnh Mexico.
Dự báo nhu cầu dầu thế giới năm 2020
ĐVT: triệu thùng/ngày

 

Quý 1/2020

Quý 2/2020

Quý 3/2020

Quý 4/2020

2020

+/- 20/19

Châu Mỹ

24,31

19,47

24,23

24,71

23,21

-2,42

Châu Âu

13,35

10,62

13,19

13,53

12,68

-1,58

Châu Á Thái Bình Dương

7,75

6,45

6,51

7,33

7,01

-0,78

Tổng cộng OECD

45,41

36,64

43,93

45,57

42,90

-4,78

Các nước Châu Á khác

12,99

11,30

11,88

13,05

12,31

-1,56

Mỹ La tinh

6,11

5,61

6,17

6,08

5,99

-0,60

Trung Đông

7,88

6,91

7,88

7,50

7,54

-0,66

Châu Phi

4,37

3,77

4,07

4,20

4,10

-0,34

Tổng cộng các nước đang phát triển

31,36

27,48

30,01

30,83

29,95

-3,16

FSU

4,50

4,03

4,38

4,54

4,36

-0,48

Các nước Châu Âu khác

0,71

0,55

0,47

0,56

0,57

-0,19

Trung Quốc

10,70

12,85

12,67

13,58

12,45

-0,85

Tổng các khu vực khác

15,91

17,42

17,52

18,69

17,39

-1,52

Tổng nhu cầu thế giới

92,68

81,64

91,45

95,08

90,23

-9,46

Nguồn: OPEC

Nguồn: VITIC