USDA cũng đã đưa ra những dự báo đầu tiên về niên vụ 2020/21, theo đó sản lượng đường toàn cầu dự báo tăng 22 triệu tấn lên 188 triệu tấn (quy thô), do sản lượng của Brazil, Ấn Độ và Thái Lan tăng. Tiêu thụ dự báo cũng sẽ tăng lên kỷ lục cao nhờ xu hướng gia tăng tiêu thụ ở các thị trường như Ấn Độ, và dự báo tồn trữ cuối vụ tiếp tục giảm. Xuất khẩu dự báo cũng sẽ tăng mạnh theo xu hướng sản lượng.
Các con số dự báo về cả niên vụ 2019/20 và 2020/21 đều chưa tính tới tác động của Covid-19.
Sản lượng đường thế giới
ĐVT: Nghìn tấn (quy thô)
Theo USDA, cả 3 thị trường sản xuất chủ chốt dự báo sẽ đều tăng sản lượng trong niên vụ 2020/21.
Brazil: sản lượng dự báo sẽ tăng thêm 9,6 triệu tấn lên 39,5 triệu tấn nhờ thời tiết thuận lợi và tỷ lệ mía dùng sản xuất đường tăng lên. Những lo ngại ban đầu về khô hạn trong giai đoạn tháng 8-10/2019 được bù lại bởi mưa đến trong giai đoạn tháng 1-3/2020, giúp cải thiện năng suất mía. Giá xăng thấp dự báo sẽ làm thay đổi cơ cấu trong ngành sản xuất đường/ethanil của Brazil, gây ảnh hưởng tiêu cực tới ngành ethanol và làm tăng đáng kể sản lượng đường. Dự báo xấp xỉ 46% lượng mía trong vụ 2020/241 được dùng sản xuất đường và 54% sản xuất ethanol, so với lần lượt 35% và 65% của vụ trước.
Tiêu thụ đường dự báo sẽ ổn định, tồn trữ dự báo sẽ giảm, trong khi xuất khẩu sẽ tăng do nguồn cung tăng lên.
Ấn Độ: Sản lượng đường dự báo sẽ tăng 17% lên 33,7 triệu tấn cũng do thời tiết thuận lợi và chính sách khuyến khích trồng và thu hoạch mía. Tiêu thụ dự báo cũng sẽ tăng lên theo đà hồi phục kinh tế. Xuất khẩu dự báo sẽ vững ở 5 triệu tấn, trong khi tồn kho sẽ tăng gấp hơn 2 lần mức quy định tồn trữ tối thiểu (khoảng 3 tháng tiêu thụ).
Liên minh châu Âu: Sản lượng dự báo tăng 2,5% lên 17,7 triệu tấn mặc dù diện tích giảm 2%; tiêu thụ không thay đổi trong khi xuất khẩu được dự báo sẽ tăng do nguồn cung tăng và tồn trữ giảm; nhập khẩu cũng vững ở 1,5 triệu tấn.
Thái Lan: Sản lượng dự báo sẽ phục hồi, tăng 4,7 triệu tấn nhờ năng suất mía tăng; tiêu thụ cũng tăng cả trong lĩnh vực chế biến thực phẩm lẫn tiêu thụ trực tiếp. Với nguồn cung thuận lợi và nhu cầu cao trên toàn cầu, xuất khẩu dự báo sẽ cao kỷ lục 11, triệu tấn, tồn trữ sẽ giảm xuống mức thấp nhất 8 năm.
Trung Quốc: Sau khi bị hạn hán hồi năm ngoái, sản lượng đường dự báo sẽ hồi phục, tăng 50.000 tấn lên 10,7 triệu tấn, chủ yếu do sản lượng mía ở miền Nam tăng trở lại. Tiêu thụ dự báo sẽ không thay đổi; nhập khẩu tăng nhẹ và tồn trữ sẽ giảm năm thứ 6 liên tiếp do các chính sách của Chính phủ là tiếp tục bán bớt đường lấy từ kho dự trữ.
Mỹ: Sản lượng dự báo tăng 889.000 tấn lên 8,2 triệu tấn, chủ yếu do diện tích trồng củ cải tăng lên và năng suất mía tăng, nhất là ở bang Louisiana. Nhập khẩu đường dự báo sẽ giảm 7% xuống 3,1 triệu tấn, chủ yếu do hạn ngạch thuế quan và cách tính toán của Mỹ về nhu cầu. Tiêu thụ dự báo sẽ vững, trong khi tồn trữ sẽ tăng 15% do sản lượng tăng.
Mexico: Sản lượn dự báo sẽ hồi phục, tăng 19% so với niên vụ trước, lên 6,5 triệu tấn, do thời tiết và điều kiện trồng mía tốt trở lại. Tiêu thụ dự báo sẽ chỉ tăng nhẹ vì nhiều yếu tố, từ kinh tế suy yếu ảnh hưởng tới sức mua đường đến việc ghi các thành phần trên nhãn hiệu sản phẩm cho thấy vượt quá nhu cầu của người tiêu dùng dẫn tới giảm sức mua (VD chất béo, đường, natri…vv, có thể dẫn tới tình trạng sức khỏe bất lợi). Xuất khẩu dự báo sẽ tăng 717.000 tấn; tồn trữ sẽ vững như năm trước.
Pakistan: Sản lượng dự báo sẽ tăng 6% lên 5,9 triệu tấn do diện tích trồng mía tăng. Tiêu thụ dự báo sẽ tăng do sản lượng tăng, và xuất khẩu sẽ giảm xuống 400.000 tấn. Tồn trữ cuối vụ dự báo sẽ ở mức thấp nhất 5 năm do tồn trữ đầu vụ giảm.
Australia: Sản lượng dự báo sẽ tăng 5% lên 4,5 triệu tấn do thời tiết thuận lợi. Xuất khẩu dự báo sẽ tăng do nguồn cung nhiều lên, và tiêu thụ sẽ vững. Trung Quốc, Indonesia, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand là 5 thị trường xuất khẩu đường hàng đầu của Australia, sẽ chiếm gần như toàn bộ mức tăng xuất khẩu trong niên vụ 2020/21.
Guatemala: Sản lượngđường dự báo vững ở 2,8 triệu tấn do diện tích mía vững so với niên vụ trước. Tiêu thụ dự báo tăng nhẹ và tiếp tục chiếm khoảng 30% tổng sản lượng. Xuất khẩu tăng vì Canada, Mỹ và Chile tiếp tục là 3 thị trường chủ chốt và chiếm gần như toàn bộ mức tăng xuất khẩu của Guatemala. Tồn trữ dự báo giảm, và tiêu thụ cũng như xuất khẩu sẽ tăng.
Indonesia: Sản lượng dự báo sẽ giảm 8% xuống 2,1 triệu tấn do năng suất giảm. Tiêu thụ dự báo sẽ tăng nhẹ vì nhập khẩu tăng để đáp ứng nhu cầu mạnh và dẫn tới Indonesia sẽ trở thành nước nhập khẩu đường lớn nhất thế giới.
Thống kê và dự báo của trang Statista.com về sản lượng mía thế giới
ĐVT: Trăm nghìn tấn

Nguồn: VITIC/USDA, Statista