Định nghĩa về sản phẩm

Quả vải (Litchi chinesis) là một loại quả từ loài cây thường xanh trong loài vải của họ quả mọng. Cây này có nguồn gốc từ Trung Quốc và được trồng chủ yếu ở Đông Nam Á. Điều kiện sinh trưởng là không bị băng giá trong mùa đông và nhiệt độ ấm trong mùa hè với lượng mưa và độ ẩm cao. Nhiều giống vải khác nhau đang được trồng quy mô thương mại. Quả này có độ dài 5cm và bề ngang 4cm. Lớp vỏ ngoài không ăn được của quả vải có màu đỏ hồng và xù xì. Thịt quả trắng và có vị ngọt. Vải có thể ăn được sau khi bóc vỏ. Mã thuế quan của sản phẩm vải tươi là 08109020, cùng nhóm hàng với: Me, quả hạt điều, vải, mít, chanh leo, hồng xiêm, khế, thanh long.

Yêu cầu sản phẩm:

Chất lượng:

Nhập khẩu vải tươi từ nước thứ 3 vào châu Âu phải tuân thủ các tiêu chuẩn marketing chung đối với Rau và trái cây tươi. Kiểm tra với Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu EU để biết các tiêu chuẩn được áp dụng. Các tiêu chuẩn marketing chung đối với rau và quả tươi bao gồm các yêu cầu chất lượng tối thiểu. Sản phẩm phải nguyên vẹn, sạch và chắc (thực tế) không có sâu bọ, hư hỏng, độ ẩm bên ngoài bất thường, đốm đen bên trong và trong điều kiện có thể chịu được vận chuyển và bốc dỡ.

Các tiêu chuẩn này phù hợp với Tiêu chuẩn thực phẩm CODEX Allimentarius cho quả vải. Quả vải phải đủ lớn và đủ chín để chịu được quá trình vận chuyển và cập cảng trong tình trạng thỏa mãn các tiêu chuẩn.

Quả vải được phân loại thành 3 nhóm chất lượng:

“Extra Class” là các sản phẩm có chất lượng vượt trội. Sản phẩm thuộc nhóm này phải có hình dạng, độ chín và màu sắc điển hình của giống hoặc chủng loại. Các sản phẩm Extra Class không có lỗi, có thể có ngoại lệ với những lỗi bề ngoài cực kỳ nhỏ. Các lỗi nhỏ không làm ảnh hưởng đến hình thức chung của sản phẩm, chất lượng, chất lượng bảo quản và hình thức đóng gói.

Vải loại I có chất lượng tốt và chỉ có lỗi nhỏ (hình dạng hơi khác, lỗi về màu hoặc vỏ không quá 0.25cm2). Vải thỏa mãn các yêu cầu tối thiểu nhưng không đáp ứng nhóm chất lượng loại I hoặc Extra Class có thể đưa vào thị trường EU, phân loại thành nhóm II.

Tuy nhiên, thị trường của nhóm loại II rất hạn chế. Vải loại II có thể có lỗi ở vỏ, nhưng lỗi này sẽ không vượt quá 0.5cm2.

Kích thước và màu sắc:

  • Theo tiêu chuẩn thực phẩm CODEX cho vải, kích cỡ quả xác định theo đường kính tối đa chu vi quả.
    • Size nhỏ nhất của nhóm “Extra Class” là 33mm
    • Size nhỏ nhất của nhóm loại I và II là 20mm
    • Cho phép kích thước các quả trong cùng 1 bao bì có thể chênh lệch tối đa là 10mm
  • Mức độ sai khác kích thước của tất cả các nhóm là 10% về số lượng hay trọng lượng của quả vải không đáp ứng yêu cầu của kích thước tối thiểu. Đường kính không nhỏ hơn 15mm và chênh lệch kích thước tối đa là 10mm.
  • Kích thước thường được đưa ra trong một khoảng tính bằng mm. Một số quốc gia, ví dụ Thái Lan, đã xây dựng tiêu chuẩn nông nghiệp trong đó xác định tiêu chuẩn kích thước (1-3) cho các giống khác nhau.
  • Màu sắc của vải có thể khác nhau từ hồng đến đo với vải chưa qua xử lý; từ vàng xanh đến hồng với vải đã qua xông trùng bằng sulfur dioxit.

Đóng gói:

  • Đóng gói bán buôn:
    • Thường dưới dạng thùng từ 2-2.5kg. Các thùng lớn hơn cũng có thể được sử dụng, đặc biệt là nếu sản phẩm sau đó được đóng gói lại ở châu Âu. Kiểm tra với khách hàng về cách đóng gói mong muốn.
    • Bên trong của từng thùng phải đồng nhất và chỉ bao gồm vải có cùng một nguồn gốc, giống hay loại giống, chất lượng, kích thước và màu sắc. Phần có thể nhìn thấy của thùng phải đại diện cho toàn bộ bên trong thùng.
    • Các thùng hàng phải đáp ứng chất lượng, vệ sinh, độ thông thoáng và khả năng bảo vệ để đảm bảo việc bốc xếp, vận chuyển và bảo quản quả vải phù hợp. Bao bì (hay lô sản phẩm khối lượng lớn) phải hoàn toàn không có vật thể và mùi lạ.
  • Đóng gói bán lẻ (cho người tiêu dùng): vải tươi có thể được bán trực tiếp từ thùng bán buôn hoặc trong các khay nhựa hay dưới nhiều kích thước khác nhau.

Dán nhãn:

  • Nhãn mác trên bao gói bán lẻ phải tuân thủ với các quy định và quy tắc dược áp dụng trên thị trường EU và EFTA. Để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng tại châu Âu được biết các thông tin phù hợp và hữu ích. Quy định (EU) no.1169/2011 thiết lập các nguyên tắc chung, yêu cầu và trách nhiệm điều chỉnh thông tin về thực phẩm và đặc biệt là nhãn mác thực phẩm. Các nhãn mác thực phẩm không được phép chứa mực in có độc hay keo dán.
  • Mỗi bao bì (không phải bao bì bán lẻ) phải bao gồm các thành phần sau, bằng chữ cái có cùng kích cỡ, dễ đọc và không thể xóa và có thể nhìn thấy được từ bên ngoài:
    • Thông tin nhận dạng: Tên và địa chỉ của nhà xuất khẩu, người đóng gói và/hoặc người gửi. Mã nhận dạng (tùy chọn);
    • Bản chất của sản phẩm: Tên sản phẩm nếu nội dung bên trong không nhìn thấy được qua bao bì bên ngoài. Tên của giống hay loại thương mại (tùy chọn);
    • Xuất xứ của sản phẩm: Quốc gia xuất xứ và (tùy chọn) địa phương trồng hay quốc gia, vùng hay tên của địa phương trồng;
    • Nhận dạng thương mại: nhóm chất lượng, và kích thước lựa chọn (mã) và/hoặc trọng lượng tịnh;
    • Mã truy xuất nguồn gốc;
    • Dấu hiệu kiểm tra chính thức (tùy chọn).
  • Thêm vào đó, với bao bì bán lẻ, nếu sản phẩm không nhìn thấy được từ bên ngoài, mỗi bao bì phải được dán nhãn với tên của sản phẩm và có theerr dán nhãn với tên giống hay chủng loại giống. CÁc logo chứng nhận hay logo của nhà bán lẻ có thể xuất hiện trên nhãn nếu được yêu cầu, trong trường hợp nhãn hàng riêng.

Nhu cầu về vải tươi ở châu Âu

Thông tin chung về sự phát triển sản xuất và thương mại ở thị trường châu Âu với rau và quả tươi được cung cấp tại CBI Market Intelligence Platform.

Nhập khẩu

1.0-08109020-EU-Imports-in-1000-tons-300x181 Thị trường vải tươi châu Âu – Thông tin cần biết phần 1: Tiêu chuẩn và nhu cầu

Ý nghĩa và cơ hội

  • Tổng quy mô của thị trường nhập khẩu châu Âu với quả vải ước tính khoảng 20.000-25.000 tấn/năm. Madagascar hiện nay là nhà cung cấp lớn nhất với thị phần 17.000 tấn trong năm 2015. Trong vụ 2015/2016, Madagascar xuất khẩu khoảng 20.000-22.000 tấn, phần lớn đích đến là châu Âu, đặc biệt là Pháp.
  • Madagascar, hay Malagasy, mùa thu hoạch vào cuối tháng 11. Nguồn cung của Madagasca tập trung vào các ngày nghỉ cuối năm như Giáng sinh (25/12) và Năm Mới. Tết âm lịch cũng là giai đoạn rất quan trọng của thị trường vải.
  • Nhập khẩu từ Madagascar của châu Âu trong vài năm gần đây giảm đi sau các cao điểm vào năm 2007, 2008 và 2011. Chủ yếu là do sản lượng sản xuất giảm và kết quả là giá trung bình tăng. Hiệp hội người trồng Madagascar đã và đang kiểm soát khối lượng xuất khẩu sang thị trường châu Âu nhằm nâng cao chất lượng và giá.
  • Các quốc gia khác cung cấp trong vụ đông bao gồm Nam Phi, Reunion và Mauritius. Việt Nam, Thái Lan và Israel cung cấp vải từ tháng 6- tháng 8.
  • Nguồn cung từ Reunion, Nam Phi và Mauritius thấp hơn nhiều so với từ Madagascar và mặc dù cùng vụ thu hoạch, các nguồn cung cấp này nhằm vào thị trường khác và chọn lọc hơn nhiều. Nhà cung cấp từ các quốc gia này rõ ràng là muốn phân biệt riêng sản phẩm của họ về chất lượng, phân loại kích cỡ và độ tươi.
  • Phần lớn vải từ Madagascar được nhập khẩu qua đường biển thông qua cảng Zeebrugge, Bỉ (khoảng 13.000 tấn năm 2015), đây là một tuyến vận chuyển hiệu quả cho hàng lạnh vào Pháp. Cũng có một thị trường khác cho vải vận chuyển bằng đường không.
  • Các giống vải phổ biến nhất trên thị trường châu Âu thuộc nhóm Mauritius. CÁc giống trong nhóm này bao gồm HLH Mauritius (cũng được biết với tên Tai So), Muzaffarpur, Late Large Red (vải đỏ trễ vụ trái lớn), Hazipur, Saharanpur và Rose-Scented. Trên thị trường Pháp, giống Yeallow Red cũng phổ biến. Các giống khác kém nổi tiếng hơn là Fay Zee Sui (quả xanh, cứng và vị ngon), Read Maclean, Emperor và Chakrapad (trái lớn, Thái Lan).

Lời khuyên:

  • Xây dựng quan hệ vững chắc với khách hàng để có được thông tin cập nhật nhất về nhu cầu và lợi nhuận (ngắn hạn) từ các đợt thiếu cung.
  • Duy trì tiêu chuẩn chất lượng cao. Siêu thị cũng như các cửa hàng chuyên biệt đang ngày càng chú ý hơn vào chất lượng của vải, có thể dẫn đến việc từ chối hoặc phạt nếu không đáp ứng được chất lượng thỏa thuận.
  • Tìm các nhà nhập khẩu chuyên biệt hay gặp các khách hàng tiềm năng tại hội chợ Fruit Logítica Trade Fair ở Berlin, Đức
  • Dành sự chú ý đặc biệt vào quảng bá và marketing khi cung cấp các giống đặc biệt mà người mua và khách hàng ít biết đến.

Xuất khẩu

2.0-08109020-EU-Main-Importers-in-1000-tons-300x180 Thị trường vải tươi châu Âu – Thông tin cần biết phần 1: Tiêu chuẩn và nhu cầu

Ý nghĩa và cơ hội:

  • Xuất khẩu vải tươi trong châu Âu chủ yếu là tái xuất từ Hà Lan, Bỉ. Hà Lan và Bỉ có một vài nhà nhập khẩu chuyên các loại quả ngoại nhập để cung cấp cho các nhà bán buôn và bán lẻ trên toàn châu Âu. Riêng về vải, Pháp được biết đến là nước nhập khẩu chính trong EU. Phần lớn nhập khẩu vải của Pháp thông qua các cảng Bỉ.
  • Xuất khẩu các loại quả ngoại nhập, như vải, từ EU đến các quốc gia khác chủ yếu là sang Thụy Sĩ hay Nga.

Lời khuyên:

  • Tìm một nhà nhập khẩu từ Pháp, Hà Lan hay Bỉ. Các quốc gia này là các lối chính vào châu Âu và có thể mở ra một thị trường lớn hơn nhiều.

Sản xuất

Ý nghĩa và cơ hội

Theo một báo cáo từ EDP Sciences (2013), sản lượng vải toàn thế giới là 2,8 triệu tấn. Phần lớn sản lượng là từ Trung Quốc (1,9 triệu tấn) và Ấn Độ (0.4 triệu), chủ yếu là phục vụ tiêu thụ nội địa. Madagascar là nhà sản xuất lớn nhất ở bán cầu nam với sản lượng khoảng 100.000 tấn.

Vải yêu cầu điều kiện khí hậu đặc thù. Trồng vải yêu cầu một lượng nước lớn và được canh tác tốt nhất ở vùng khí hậu cận nhiệt đới với mùa đông ngắn, khô và lạnh (không có sương giá) và mùa hè dài với nhiệt độ cao, lượng mưa và độ ẩm cao

Vải không tiếp tục chín sau khi thu hoạch. Do đó, vải chỉ nên được thu hoạch khi đã đủ chín. Để chống việc quả vải bị hư hỏng sau khi thu hái, có thể xông trùng với sulfur dioxide. Xử lý như vậy sẽ có thể vận chuyển bằng đường biển, chỉ cần giữ quả vải trong môi trường lạnh. Nó cũng sẽ làm biến màu quả sang màu vàng, trong khi người mua châu Âu thích màu đỏ tự nhiên hơn.

Vào mùa của Madagascar- trong các bối cảnh thông thường- nguồn cung dồi dào. Các tháng khác từ tháng  2- tháng 11 cho thấy triển vọng cao hơn cho các nhà cung cấp, mặc dù nhu cầu thấp hơn. Tuy nhiên vẫn có khoảng cách về nguồn cung vải tươi trong giai đoạn từ tháng 3- tháng 7 và từ tháng 9- tháng 11, đây có thể là cánh cửa cơ hội thú vị cho các nhà cung cấp mới.

Lời khuyên:

  • Tận dụng lợi thế trong các tháng có nguồn cung thấp, ví dụ ngoài vụ thu hoạch của Madagascar hay từ tháng 2- tháng 11.
  • Sử dụng kế hoạch bón phân chặt chẽ và tưới tiêu tốt khi mưa to
  • Luôn nhớ rằng có các quy định ngặt nghèo về dư lượng sulfur. Dư lượng này không được vượt quá 250mg/kg ở vỏ và 10mg/kg ở thịt quả.

Tiêu dùng

Ý nghĩa và cơ hội

Dữ liệu về lượng tiêu thụ vải chính thức ở châu Âu không có. Khoảng 60-70% lượng tiêu dùng hàng năm rơi vào kỳ nghỉ cuối năm và các tháng đầu tiên của năm mới với tết Âm lịch. Tuy nhiên có sự khác biệt về khối lượng tiêu thụ ở các quốc gia và thị trường khác nhau.

Vải được sử dụng trong các món salad trái cây, các món kem (tráng miệng) hay là loại quả tươi giữa các bữa ăn. Vải đặc biệt phổ biến trong các nhóm dân châu Âu gốc Trung Quốc. Đây là một nguyên liệu nổi tiếng trong các món ăn Trung quốc, cũng như các nhà hàng châu Á khác trên toàn châu Âu. Loại quả này cũng được kết hợp với đồ uống hay sâm panh trong các loại cocktails.

Lời khuyên:

  • Trung tâm kỹ thuật trồng trọt Tamatave (Centre Technique Horticule de Tamatave) ở Pháp cung cấp thông tin thị trường về nguồn cung vải từ Madagascar sang thị trường châu Âu.

Theo CBI – Trương Hồng Kim dịch

Nguồn: Gappingworld