Lào là lựa chọn hàng đầu 
Trong báo cáo về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2016, VCCI và USAID có thực hiện cuộc khảo sát về điểm đến tương lai trong đầu tư, kết quả cho thấy khá nhiều doanh nghiệp muốn mang tiền sang Lào, Mỹ, Singapore, Campuchia để đầu tư.
 Trong điều tra của VCCI có 222 doanh nghiệp cho biết có ý định mở rộng đầu tư sang các quốc gia khác. Lào là lựa chọn ưu tiên số một của các doanh nghiệp này với tổng số 66 doanh nghiệp muốn mang tiền sang đây kinh doanh. 
Tiếp đến là Mỹ (35 doanh nghiệp), tiếp đến là Singapore (29 doanh nghiệp), Campuchia (27 doanh nghiệp), Nhật Bản (16 doanh nghiệp) và Myanmar (9 doanh nghiệp)...
 Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Việt Nam đầu tư sang Lào và Campuchia chủ yếu trong lĩnh vực nông lâm, nghiệp và tập trung ở các dự án trồng cao su. Tính đến tháng 1/2017, Việt Nam đã có 72 dự án đầu tư trồng cao su, với tổng vốn đầu tư đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam là 2,175 tỷ USD.
 Các dự án trồng cao su được Chính phủ Lào và Campuchia đánh giá tốt, có hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm nguồn thu cho lao động địa phương, cải thiện cơ sở hạ tầng và góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội nước sở tại. 
Đáng chú ý tại khảo sát này của VCCI, doanh nghiệp thể hiện không mặn mà với thị trường Trung Quốc. Chỉ có 1 doanh nghiệp trong tổng số 222 doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết có ý định sang đầu tư tại Trung Quốc- Hồng Kông. Bên cạnh đó cũng có rất ít doanh nghiệp Việt muốn đầu tư sang các thị trường Đức, Pháp, Anh, Ấn Độ, Malaysia… 

Bảng kết quả khảo sát các điểm đến đầu tư trong tương lai của DN Việt
 Môi trường kinh doanh của Singapore, Nhật Bản hút doanh nghiệp Việt Nam 
Theo điều tra của VCCI, lý do chính hấp dẫn các doanh nghiệp Việt Nam là cơ hội kinh doanh, quy mô thị trường và đặc biệt là chất lượng điều hành, môi trường đầu tư tốt. Thậm chí, đối với các doanh nghiệp lựa chọn Singapore hay Nhật Bản, yếu tố môi trường đầu tư là lý do hàng đầu. 
Có 75% doanh nghiệp sẽ chọn Singapore không chỉ vì các cơ hội kinh doanh mà còn vì chất lượng điều hành. Đối với Nhật Bản, các tỉ lệ này là 75% chọn vì cơ hội kinh doanh và 69% chọn vì chất lượng điều hành. 
Điều này khẳng định rằng chất lượng điều hành để tạo dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng luôn là yếu tố quan trọng góp phần thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. 
Nhìn từ bức tranh đầu tư, VCCI cho rằng các địa phương muốn doanh nghiệp đến với mình, giữ họ ở lại cần phải nâng cao chất lượng điều hành, cải thiện môi trường đầu tư. Chỉ khi môi trường đầu tư tốt, Việt Nam sẽ không bị thất thoát những nguồn lực quý cho sự phát triển.
 Đà Nẵng hiện là địa phương có chất lượng điều hành tốt nhất trong khi đó còn rất nhiều địa phương có tốc độ cải thiện còn chậm. Sau 12 năm Hà Nội mới lọt nhóm địa phương có chất lượng điều hành tốt, VCCI cho hay cần đẩy nhanh tốc độ cải thiện hơn nữa nếu muốn doanh nghiệp rót vốn đầu tư.

Bảng kết quả khảo sát 10 điểm đầu tư hấp dẫn nhất tại Việt Nam
Những địa phương doanh nghiệp muốn đến đầu tư nhất
Điều tra của VCCI về điểm đến đầu tư trong nước với gần 8.000 doanh nghiệp trả lời câu hỏi điểm đến kinh doanh trong thời gian tới là gì có có 3.462 doanh nghiệp cho biết cụ thể về điểm đến kinh doanh thời gian tới và nêu lý do cho quyết định của mình. 
TP. Hồ Chí Minh là lựa chọn hàng đầu của doanh nghiệp, có 662 doanh nghiệp muốn đến “thành phố không ngủ” và sôi động nhất Việt Nam để đầu tư. Có 85% doanh nghiệp cho biết họ đến TP.HCM vì nhìn thấy các cơ hội kinh doanh và 74% cho biết thành phố này có quy mô môi trường tốt. 
Đứng thứ hai là Đà Nẵng, địa phương có 7 lần được doanh nghiệp bình chọn có chất lượng điều hành và môi trường đầu tư tốt nhất Việt Nam. Có 475 doanh nghiệp cho biết sẽ mang tiền đến địa phương nay để làm ăn. Chính chất lượng điều hành là yếu tố quyết định thu hút các nhà đầu tư tiềm năng đến thành phố này. 
Địa phương thứ ba mà doanh nghiệp muốn đầu tư là Hà Nội với 334 doanh nghiệp nói rằng họ sẽ kinh doanh tại đây.
 Tiếp theo là Bình Dương với 186 doanh nghiệp lựa chọn và Cần Thơ có 97 doanh nghiệp lựa chọn. 
Đáng chú ý trong bảng xếp hạng 10 địa phương thu hút nhà đầu tư trong lai là Lào Cai. Mặc dù là một tỉnh miền núi nhưng với lợi thế về du lịch có địa danh Sapa nổi tiếng, đỉnh Phanxipang, giao thông thuận lợi, địa phương này đang trở thành điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư trong tương lai. Có 68 doanh nghiệp cho biết họ sẽ đến đây đầu tư. 
Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết tính đến tháng 1/2017, doanh nghiệp Việt Nam đãđầu tư ranước ngoài 1.188 dự ántại 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt hơn21,3 tỷ USD. Thị trường chủ yếu là Lào (270 dự án; 5,12 tỷ USD); Campuchia (191 dự án; 2,89 tỷ USD), một số quốc gia Nga, Châu Phi…
Nguồn: Hải Minh/Ndh.vn