Giá quặng sắt mặc dù có nhiều biến động trong quý 2 nhưng dường như vẫn ổn định quanh mức 50-55 USD/ tấn. Con số này mặc dù cao hơn so với mức trung bình 38,3 USD/tấn hồi tháng 12 năm ngoái nhưng vẫn thấp hơn mức 70 USD hồi tháng tư. Do không có dấu hiệu nào cho thấy cung giảm nên dự báo trong quý tới giá quặng sẽ biến động trong khoảng từ 48 – 60 USD mỗi tấn, và có thể sẽ tăng cao hơn vào giai đoạn doanh nghiệp bổ sung tồn kho.
Xu hướng chung –Giá quặng sắt thường tăng khi doanh nghiệp bổ sung tồn kho hoặc khi nhà đầu tư Trung Quốc mua đầu cơ. Với mức giá điểu chỉnh ổn định quanh mức 50-55 USD/ tấn, giá quặng có thể giảm thấp hơn nữa nhưng nhà đầu tư vẫn hy vọng những tín hiệu từ nhà đầu tư Trung Quốc cũng như thời điểm bổ sung tồn kho. Tuy nhiên, trừ khi kinh tế Trung Quốc hồi phục đáng ngạc nhiên, xu thế đi xuống là không tránh khỏi. Giới phân tích dự báo giá sẽ giảm xuống còn 48 USD/tấn và trong dài hạn sẽ giảm xuống 45 USD/tấn.

Giá quặng 62% kể từ năm 2007.

Giá quặng 62% kể từ năm 2007.

Không thiếu cung quặng –Giá quặng giảm trong những năm gần đây khiến sản lượng quặng giảm 250 triệu tấn (150 triệu tấn từ Trung Quốc và 100 triệu tấn đến từ các nước khác). Tuy nhiên, các nhà sản xuất chính đều nâng sản lượng khoảng 300 tấn trong ba năm qua và sẽ còn nâng tiếp trong năm 2017 và 2018. Với việc các nhà máy thép Trung Quốc đang đối mặt ngày càng nhiều quy định chống bán phá giá, sản lượng thép nước này có thể chững lại làm suy yếu nhu cầu quặng sắt. Nếu xuất khẩu thép Trung Quốc giảm trong lúc các nước phương Tây tăng sản lượng, quặng sắt có thể mất thị phần vào thép phế phẩm. Nhìn chung, sản lượng quặng cũng như giá thép sẽ chỉ tăng trong ngắn hạn.

Chính phủ giảm đầu cơ –Do tình trạng đầu cơ trên thị quặng và sắt thép giao sao tại Trung Quốc bùng nổ vào tháng 4, đến tháng 5 chính phủ Trung Quốc đã phải ban hành một số chính sách giảm hoạt động đầu cơ khiến giá hai mặt hàng này hạ nhiệt.

Tồn kho quặng tại các cảng Trung Quốc

Tồn kho quặng tại các cảng Trung Quốc
Sản lượng thép tăng đột biến –Sản lượng thép thường có xu hướng tăng trong hầu hết các tháng 3 – đây là thời điểm kết thúc mùa đông và bắt đầu mùa xây dựng khiến các doanh nghiệp có nhu cầu bổ sung tồn kho. Nhưng sản lượng nhảy vọt trong tháng 3 năm nay hoàn toàn là kết quả của tình trạng đầu cơ đẩy giá tăng và thúc đẩy nhu cầu sản xuất. Sản lượng thép trong quý 2 năm nay tăng 9,7% so với quý trước và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài ra, những số liệu lạc quan trong quý 1 khiến tình trạng bổ sung tồn kho tăng đột biến và châm ngòi cho việc nâng công suất. Nhưng giá thép đang giảm cùng dự báo ảm đạm đạm có thể khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào rủi do vì tình trạng mua tích trữ. Giá thép vân tại sàn Thượng Hải tăng 70% trong khi giá quặng tăng 84% kể từ đầu năm. Mức tăng đột biến này hoàn toàn không xuất phát từ nhu cầu.

Sản lượng thép thế giới và biến động trung bình trong 12 tháng.

Sản lượng thép thế giới và biến động trung bình trong 12 tháng.
Giá thép tại nhiều khu vực tăng, riêng châu Á có sự điều chỉnh –Thép cuộn nóng (HRC) tại Bắc Mỹ và châu  đang trên đà hồi phục, phần nào do xuất khẩu Trung Quốc bị kìm lại vì các chính sách bảo hộ và cũng do nước này đang tích trữ quặng. Như hình bên dưới, giá thép châu Á đã đã có khoảng cách ngày càng chênh lệch với thép châu Âu và Bắc Mỹ.

Giá thép HRC các khu vực.

Giá thép HRC các khu vực.
Sau khi bổ sung tồn kho, giá quặng sẽ rơi có khả năng đi xuống –Tồn kho quặng tại Trung Quốc đã tăng lên 100,65 tấn – cao nhất kể từ 12/2014. Nếu quặng rớt giá, khả năng cắt giảm tồn kho sẽ xảy ra càng tạo them sức ép với giá quặng. Trong quý 3, giá sẽ dao động trong mức 48-60 USD mỗi tấn. Nếu giá tăng trở lại cùng với việc giảm tồn kho tiếp tục diễn ra sẽ khiến nước này nhập khẩu thêm nhiều nguyên liệu thô.
Sản lượng thép thế giới có xu hướng thấp hơn trong năm ngoái nhưng lại tăng vào năm nay. Giá thép tăng khuyến khích các nhà sản xuất tăng sản lượng. Phần lớn mức tăng giá đều do đầu cơ và tích trữ thay vì nhu cầu.
Nguồn: Nhật Linh/Người đồng hành