Trong một tháng qua, giá gạo 5% tấm của Thái Lan đã giảm 15% xuống 376,5 USD/tấn, chủ yếu do các yếu tố liên quan đến cung-cầu, thay vì sự can thiệp chính trị.
Thị trường gạo đã chịu tác động khá lớn, kể từ khi cựu Thủ tướng Thái Lan, Yingluck Shinawatra, triển khai chương trình trợ giá gạo, sau khi trúng cử năm 2011.
Kế hoạch này của Chính Phủ Thái quá tầm thường và kém hiệu quả, mặc dù nó đem lại thu nhập cao hơn cho nông dân Thái Lan, song lại khiến chính phủ “ôm” một lượng gạo dự trữ vô cùng lớn, gây hao hụt cho ngân sách và khiến bà Yingluck bị mất chức sau cuộc đảo chính quân sự năm 2014.
Yingluck tin rằng Thái Lan có thể đơn phương tăng giá gạo ở nước ngoài dựa vị trí là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới cung cấp thực cho khoảng hai phần ba dân số thế giới.
Việc làm này của bà đã khuyến khích Ấn Độ mở rộng hơn quy mô xuất khẩu của mình, đồng thời cũng chia sẻ thị phần cho Việt Nam, 2 quốc gia đã vượt Thái Lan trên thị trường xuất khẩu gạo vừa qua.
Kho dự trữ khổng lồ của Thái Lan đã gây sức ép lớn lên giá gạo, kể cả khi Chính phủ quân sự của Thái Lan chấm dứt chương trình trợ giá gạo và bắt đầu bán gạo trong kho dự trữ.
Bangkok đang lên kế hoạch bán thêm 1 triệu tấn gạo nữa trong tháng Tám và đưa kho dự trữ gạo giảm từ hơn 20 triệu tấn gạo xuống gần 8 triệu tấn.
Các chuyên gia cho rằng, thị trường gạo sẽ được giao dịch dựa trên nền tảng cung - cầu trong những tháng tới.
Hiện nay, thị trường gạo dường như vẫn trong tình trạng dư thừa nguồn cung, mặc dù hiện tượng thời tiết El Nino đã khiến ruộng đồng khô hạn và làm giảm sản lượng tại các nước sản xuất chủ chốt như Ấn Độ, Thái Lan và Việt Nam (ba nước xuất khẩu lớn nhất chiếm khoảng 60% tổng mậu dịch gạo thế giới).
Hội đồng Ngũ cốc Quốc tế (IGC) ước tính sản lượng gạo của thế giới trong niên vụ 2016-2017 ở mức 484 triệu tấn, giảm so với con số dự báo 487 triệu tấn được đưa ra trong tháng trước.

Nguồn: Thùy Dương/Người đồng hành