Điều này tác động mạnh mẽ đến mọi khía cạnh của một thị trường tài chính vốn đã và đang chao đảo do ảnh hưởng của virus corona. Thỏa thuận thất bại giữa liên minh Nga với 13 thành viên trong số các nước xuất khẩu dầu – một liên minh đã chống đỡ thế giới dầu mỏ trong vòng 3 năm – đột ngột châm ngòi cho một của chiến về giá cả.
Cụ thể “cuộc chia tay” này là gì?
Nga đã là đồng minh với OPEC từ năm 2016, cùng với 9 nước khác cũng không thuộc tổ chức này để thành lập một liên minh kiểm soát gần một nửa sản lượng dầu mỏ trên thế giới. Hiệp ước “OPEC+” (gồm OPEC và các nước thành viên) đánh dấu sự hồi sinh của tổ chức này, một tổ chức nắm quyền kiểm soát tối cao đối với mặt hàng thiết yếu bậc nhất của thế giới.
Tuy nhiên, Nga giáng một đòn mạnh lên các thương nhân dầu mỏ khi họ từ chối yêu cầu cắt giảm sản lượng của Arab Saudi trong cuộc họp ngày 6/3.
Tuy nhiên, OPEC lại muốn giảm sản lượng hơn nữa để đẩy giá dầu thô khi virus corona đang tàn phá nhu cầu sử dụng năng lượng.
“Cuộc chia tay” này xuất phát từ đâu?
Ai mong muốn giá dầu thật cao?
Tại điểm hòa vốn, hoặc tại mức giá dầu mà qua đó các nước thành viên OPEC có thể tự cân bằng ngân sách quốc gia.

Liên minh OPEC – Nga tan vỡ, châm ngòi một cuộc chiến tranh dầu mỏ toàn diện - Ảnh 1.

Đơn vị: USD/thùng. Nguồn: Báo cáo của IMF năm 2017
Đàm phán giữa Nga và OPEC đổ bể do cường quốc này không muốn tiếp tục giảm sản lượng. Đồng thời, Nga liên tục phàn nàn rằng thỏa thuận OPEC+ đã hỗ trợ cho nền công nghiệp đá phiến của Mỹ.
Nga cũng rất bất bình với việc Tổng Thống Mỹ Donald Trump muốn sử dụng năng lượng như một công cụ để kiểm soát và về kinh tế và chính trị. Nga quan ngại với phía Mỹ trong việc nước này liên tục sử dụng các lệnh trừng phạt để làm cản trở đường ống Nord Stream 2, một đường ống nói các mỏ khí của Siberia với Đức.
Điều này tác động thế nào tới thị trường đá phiến?
Nga không muốn để mất thị phần vào tay các nhà sản xuất đá phiến đến từ Mỹ, quốc gia đã cung cấp hàng triệu thùng dầu mỏ cho toàn cầu. Đây không phải lần đầu tiên thị trường đá phiên bị tấn công.
Năm 2014, một kỹ thuật sản xuất tân tiến đã giúp Arab Saudi đưa ra chiến thuật bành trướng thị trường, với kì vọng mức giá thấp sẽ làm cản trở sự thâm nhập thị trường của các đối thủ mới.
Khi các nhà sản xuất tìm ra phương pháp ít tốn kém hơn để vận hành và tình trạng dư thừa toàn cầu kéo dài, OPEC đã giảm sản lượng để đưa dầu lên mức giá cao nhất trong 4 năm với 85 USD/thung vào giữa năm 2018.
Nhưng chiến thắng này không hè bền vững, khi giá cao tiếp thêm sinh lực cho ngành công nghiệp khai thác dầu đá phiến của Mỹ, thúc đẩy họ vượt qua Arab Saudi và Nga để trở thành nhà sản xuất dầu thô số 1 thế giới.
Liệu Mỹ có thể chấp nhận các mức giá thấp hơn?
Các nhà khai thác ở Texas và các vùng khai thác đá phiến khác đang trong tình trạng nhạy cảm, khi họ chịu những khoản nợ lớn và chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự sụt sàn của giá khí đốt thiên nhiên.
Giá dầu thô đã giảm hơn 50% xuống dưới 25 USD/thùng trong những ngày OPEC+ lục đục. Thị trường chao đảo dữ dội khi các nhà đầu tư đang cố gắng đánh giá sự gia tăng sản lượng dầu và sự sụt giảm về nhu cầu do các lệnh cấm đi lại và các biện pháp khác nhằm ngăn ngừa lây nhiễm virus corona.
Điều đó thúc đẩy cơ quan quản lí dầu mỏ chính ở Texas xem xét liệu nhà nước nên hạn chế sản lượng dầu thô lần đầu tiên sau gần nửa thế kỷ, trong một nỗ lực cùng Arab Saudi và Nga để trấn an thị trường và ngăn chặn tình trạng khủng hoảng toàn ngành hay không.
Liệu Nga và Arab Saudi có thế chấp nhận mức giá thấp hơn?
Việc hai bên quay trở lại bàn đàm phán không phải bất khả thi, cho dù phía Nga đã ra phàn quyết vào ngày 20/3. Trong ngắn hạn, Nga có khả năng chống lại sự sụt giá. Cán cân ngân sách chính phủ nước này đã mất cân bằng tại mức giá 42 USD/thùng và kiếm hàng tỉ USD cho một quỹ dự phòng.
Arab Saudi, một nước gần như phụ thuộc hoàn toàn toàn vào dầu mỏ để tài trợ cho các chi tiêu xa hoa của chính phủ, nằm giữ khoảng 500 tỉ USD dự trữ ngoại hối để bù lỗ. OPEC có lợi thế cạnh tranh rất rõ ràng, khi các thành viên Trung Đông của họ có thể sản xuất lượng dầu thô tương đương với ngành đá phiến của Mỹ với chi phí chỉ bằng 1/3.
Về các quốc gia khác
Nếu sự sụt giá dầu tiếp diễn sẽ tàn phá ngân sách quốc gia của các quốc gia dầu mỏ từ Venezuela, đến Nigeria, đến Iran, đe dọa các nền chính trị đang phát triển. Với các nhà hoạch định chính sách, giá dầu nhạy cảm đang phúc tạp hóa vấn đề khi họ đang cố gắng bảo vệ nền kinh tế khỏi đại dịch Corona.
Hậu quả về lâu dài là gì?
Có những người hưởng lợi từ giá dầu chạm đáy. Một trong số đó là Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới. Sự hồi phục trước dịch bệnh của quốc gia này đóng vai trò chủ chốt đối với kinh tế toàn cầu.
Mỹ, từng hưởng lợi từ giá dầu thấp, đang bán thay vì mua dầu. Biến động giá dầu gây ra những quan ngại về sự bất ổn trong giá cả và làm chậm tăng trưởng kinh tế. Giờ đây, một thế giới đang quay cuồng với suy thoái kinh tế do virus corona gây nên, đang hứng chịu một cú sốc khác đề từ dầu mỏ.

Nguồn: Tố Tố/Kinh tế & Tiêu dùng