Sau khi tăng trong tháng 7/2018, thì nay sang tháng 8/2018 nhập khẩu dược phẩm của Việt Nam kim ngạch đã sụt giảm 25,2% xuống còn 209,8 triệu USD, tính từ đầu năm đến hết tháng 8 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 0,9% so với cùng kỳ năm 2017.
Việt Nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ các nước EU chiếm 51,9% tổng kim ngạch, đạt 961,8 triệu USD tăng 3,2% so với cùng kỳ, tính riêng tháng 8/2018 kim ngạch giảm 27,96% tương ứng với 107,1 triệu USD và giảm 13,2% so với tháng 8/2017.
Kim ngạch nhập khẩu mặt hàng dược phẩm của Việt Nam từ các thị trường đạt trên 100 triệu USD chiếm 21,2%, trong đó Đức đạt cao nhất 206,4 triệu USD giảm 1,13% so với cùng kỳ. Kế đến là Pháp, Ấn Độ đạt lần lượt 204,8 triệu USD và 172,9 triệu USD, nếu so với cùng kỳ năm trước, tốc độ nhập khẩu dược phẩm từ hai thị trường này đều sụt giảm tương ứng 1,85% và 7,64%.
Nhìn chung, 8 tháng đầu năm 2018 kim ngạch nhập dược phẩm từ các thị trường đều tăng trưởng kim ngạch chiếm 51,6%, trong đó nhập từ Singapore tăng đột biến gấp 2,38 lần (tức tăng 138,91%) tuy chỉ đạt 5,7 triệu USD, tính riêng tháng 8/2018 đạt 897,9 nghìn USD, tăng 14,5% so với tháng 7/2018 và tăng 75,79% so với tháng 8/2017.
Ngoài ra, nhập từ các thị trường Canada, Nhật Bản, Indonesia cũng tăng mạnh, tăng lần lượt 57,39%; 38,31% và 34,39% đạt tương ứng 91, triệu USD; 43,2 triệu USD và 17,2 triệu USD.
Ở chiều ngược lại, nhập khẩu từ các thị trường với kim ngạch sụt giảm chiếm 48,3%, trong đó nhập từ Malasyia giảm 73,78% và Achentina giảm 64,19%.

Thị trường cung cấp dược phẩm 8T/2018

Thị trường

T8/2018 (USD)

+/- so với T7/2018 (%)*

8T/2018 (USD)

+/- so với cùng kỳ 2017 (%)*

Đức

21.855.920

-46,37

206.459.507

-1,13

Pháp

28.230.722

17,12

204.825.193

-1,85

Ấn Độ

21.986.191

-30,78

172.934.307

-7,64

Italy

14.082.041

-32,66

130.680.864

8

Thụy Sỹ

5.381.605

-79,82

128.811.793

12,56

Hàn Quốc

14.081.170

-19,54

107.491.869

-13,3

Anh

6.784.572

-37,15

92.064.575

11,26

Hoa Kỳ

11.021.763

61,2

84.783.646

0,7

Tây Ban Nha

4.418.961

-61,57

56.899.296

23,72

Bỉ

4.905.323

-46,45

52.739.594

13,32

Thái Lan

6.120.452

-12,86

45.206.648

-20,45

Nhật Bản

8.577.789

247,83

43.222.799

38,32

Áo

8.635.907

18,84

43.039.505

6,31

Ireland

2.916.330

2,06

40.744.900

-20,25

Australia

3.841.227

1,89

35.424.447

19,77

Ba Lan

2.662.968

-35,9

31.469.712

-5

Thụy Điển

3.156.098

-16,16

29.371.717

9,99

Đan Mạch

3.658.394

-15,23

27.245.461

29,04

Trung Quốc

3.432.203

11,45

25.241.004

-35,19

Hungary

3.266.931

-44,34

25.027.952

21,33

Hà Lan

2.600.402

-21,8

21.259.548

-15,15

Indonesia

2.546.842

27,03

17.223.205

34,39

Pakistan

1.341.441

-52,36

9.534.354

-2,12

Canada

525.650

30,51

9.123.786

57,39

Đài Loan

763.863

-67,83

8.111.832

-41,29

Nga

1.585.974

110,52

7.993.499

1,52

Philippines

298.889

-8,29

7.907.459

-8,79

Thổ Nhĩ Kỳ

506.024

-52,48

6.860.127

-34,1

Singapore

897.992

14,5

5.798.648

138,91

Achentina

1.344.813

431,67

3.685.777

-64,19

Malaysia

171.071

-41,57

2.502.818

-73,78


(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

Tại thị trường nội địa, theo Cục Quản lý giá Bộ Tài Chính, về cơ bản thị trường thuốc trong nước tháng 8/2018 vẫn tiếp tục ổn định, đáp ứng đủ thuốc cung ứng cho nhu cầu phòng và chữa bệnh của nhân dân, bảo đảm đủ thuốc phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt và cung ứng cho các cơ sở khám, chữa bệnh.
Qua khảo sát tháng 8/2018, giá của một số loại thuốc thông dụng bán le trên thị trường thì không có mặt hàng nào biến động giá so với tháng 7/2018, cụ thể:

 

Theo thông tin về giá thuốc kê khai công bố trên trang điện tử của Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế, tính từ đầu năm đến ngày 27/8/2018: Về thuốc nhập khẩu, có 473 lượt mặt hàng thuốc kê khai giá, 21 lượt mặt hàng kê khai lại giá; về thuốc sản xuất trong nước, có 952 lượt mặt hàng kê khai giá, 99 lượt mặt hàng kê khai lại giá.
Nguyên nhân chủ yếu khiến giá thuốc trên thị trường ổn định do nguồn cung thuốc dồi dào; giá nhập khẩu thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc ổn định và việc tăng cường xem xét, kiểm tra giá thuốc kê khai của Bộ Y tế và Sở Y tế.
Dự báo, tháng 9/2018, mặt bằng giá thuốc cơ bản ổn định, nguồn cung ứng thuốc vẫn đáp ứng đủ nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh của người dân.

Nguồn: Vinanet