Kim ngạch thương mại hai chiều năm 2015 đạt 8,91 tỷ USD (tăng 14,2% so với năm 2014); 8 tháng đầu năm 2016 đạt 5,71 tỷ USD. Đức hiện có 268 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 1,36 tỷ USD, đứng thứ 5 trong EU và thứ 21/115 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam.

Những nhóm hàng chủ yếu của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Đức gồm: điện thoại các loại và linh kiện; giày dép; dệt may; cà phê; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; gỗ và sản phẩm gỗ; thủy hải sản; ba lô, cặp, túi, ví, hàng thủ công mỹ nghệ; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác;... đây đều là những mặt hàng có thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam đối với thị trường đầy tiềm năng này.

Trong 8 tháng đầu năm 2016, nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện dẫn đầu  về kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Đức, đạt 1,12 tỷ USD, chiếm 28,85% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm  6,5% so với cùng kỳ năm trước.

Đứng thứ hai là nhóm hàng dệt may, trị giá 486,3 triệu USD, tăng 7,4%, chiếm 12,5%. Tiếp đến giày dép đạt 477,7 triệu USD, tăng 7,4%, chiếm 9,6%; các sản phẩm của Việt Nam xuất khẩu sang Đức chủ yếu là áo sơ mi nam dài tay.

Điểm đáng chú ý trong 8 tháng đầu năm nay là nhóm hàng sắt thép xuất khẩu sang Đức, mặc dù kim ngạch chỉ đạt 1,34 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng rất mạnh 345%; tuy nhiên, xuất khẩu chè lại sụt giảm mạnh 58,7% so với cùng kỳ, đạt trên 1 triệu USD.

Nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt – Đức, từ ngày 22-24/9/2016 đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng dẫn đầu sang công tác tại Cộng hoà Liên bang Đức, Phó Thủ tướng đã dành nhiều thời gian tiếp xúc, gặp gỡ với các quan chức Chính phủ, lãnh đạo một số doanh nghiệp (DN) lớn, qua đó khẳng định Việt Nam mong muốn các DN Đức, đặc biệt là những tập đoàn đa quốc gia có quy mô và uy tín lớn trên thị trường đến VN hợp tác, đầu tư.

Để đạt mục tiêu nâng kim ngạch thương mại hai chiều 15-20 tỷ USD vào năm 2020 và tăng đầu tư của Đức tại Việt Nam đạt 5 tỷ USD, Phó Thủ tướng cho rằng, hai bên cần ủng hộ mạnh mẽ và khuyến khích các DN, nhà đầu tư Đức đón đầu cơ hội từ các Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU và các hiệp định thương mại tự do khác mà Việt Nam tham gia, để tăng cường đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt trong các lĩnh vực Đức có thế mạnh và phù hợp với định hướng phát triển của Việt Nam như: Cơ sở hạ tầng, công nghiệp chế tạo, chế biến, năng lượng xanh và tái tạo, công nghệ môi trường…

Chính phủ Việt Nam cũng đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Đức hoạt động hiệu quả tại Việt Nam.

Đại diện các DN của Việt kiều tại Đức cho biết, tuy VN có rất nhiều tiềm năng, lợi thế, nhưng việc thu hút đầu tư của các DN Đức vào Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế; do đó, đề nghị Chính phủ nên có các biện pháp để thu hút được những DN hàng đầu của Đức vào đầu tư. Nếu Việt Nam thu hút được một số tập đoàn, DN lớn của Đức, thì chắc chắn các DN quy mô nhỏ hơn cũng sẽ mở rộng hoạt động của mình bởi họ tin vào hiệu quả, kinh nghiệm của các DN lớn, uy tín.

Đại diện cộng đồng DN cũng kiến nghị với Phó Thủ tướng và Đại sứ quán Việt Nam tại Đức cho phép thành lập một nhóm tư vấn gồm đại diện các bộ, ngành, Đại sứ quán và một số DN Việt để nghiên cứu các dự án phù hợp với DN Đức, từ đó kêu gọi đầu tư một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, Chính phủ cần có các giải pháp khuyến khích DN của Việt kiều ở nước ngoài đầu tư về nước.

Các DN của Việt kiều tại Đức cũng kiến nghị với Chính phủ cần sớm triển khai các giải pháp căn cơ nhằm tích cực, chủ động chuẩn bị cho việc Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU chính thức có hiệu lực vào năm 2018.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về xuất khẩu sang Đức 8 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

Mặt hàng

8T/2016

8T/2015

+/- (%) 8T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

3.878.252.441

3.764.355.893

+3,03

Điện thoại các loại và linh kiện

1.118.911.251

1.196.216.836

-6,46

Hàng dệt, may

486.341.408

452.846.354

+7,40

Giày dép các loại

477.738.627

444.666.745

+7,44

Cà phê

345.633.229

260.413.465

+32,72

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

272.549.773

305.016.872

-10,64

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

174.654.688

144.009.010

+21,28

Hàng thủy sản

116.180.476

125.811.826

-7,66

Túi xách, ví,vali, mũ, ô, dù

88.670.027

100.820.161

-12,05

Sản phẩm từ chất dẻo

74.375.672

78.393.344

-5,13

Phương tiện vận tải và phụ tùng

67.470.564

49.856.159

+35,33

Gỗ và sản phẩm gỗ

63.594.207

74.735.481

-14,91

Hạt điều

59.795.553

46.425.983

+28,80

Sản phẩm từ sắt thép

56.788.011

59.710.859

-4,90

Hạt tiêu

53.769.878

49.261.798

+9,15

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

30.224.832

24.022.240

+25,82

Cao su

28.024.205

26.629.335

+5,24

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

19.936.649

20.052.979

-0,58

Sản phẩm từ cao su

16.546.999

15.795.194

+4,76

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

10.547.490

11.575.518

-8,88

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

8.924.501

8.339.933

+7,01

Hàng rau quả

7.680.820

8.841.475

-13,13

Sản phẩm gốm, sứ

6.759.729

7.513.666

-10,03

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

4.829.618

4.750.030

+1,68

Kim loại thường khác và sản phẩm

3.892.497

2.906.245

+33,94

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

2.660.135

2.590.624

+2,68

Sản phẩm hóa chất

2.435.227

2.278.315

+6,89

Sắt thép các loại

1.340.028

301.067

+345,09

Giấy và các sản phẩm từ giấy

1.095.224

1.263.913

-13,35

Chè

1.011.255

2.448.644

-58,70

 

Nguồn: Vinanet