Kết thúc tháng 6/2019, xuất khẩu cao su của cả nước tăng trưởng mạnh cả về lượng và trị giá. Sang đến tháng 7/2019 hoạt động xuất khẩu mặt hàng này vẫn duy trì được đà tăng trưởng, tuy tốc độ có giảm dần.
Cụ thể, theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, xuất khẩu cao su tháng 7/2019 của Việt Nam đạt 167,6 nghìn tấn, trị giá 234 triệu USD, tăng 36,5% về lượng và tăng 34,2% về trị giá so với tháng 6/2019 (trước đó tháng 6/2019 tăng 58,4% về lượng và 56,1% về trị giá). Giá xuất bình quân trong tháng 1396,53 USD/tấn, giảm 1,7% so với tháng 6/2019, nhưng so với tháng 7/2018 tăng 5,6%.
Nâng lượng cao su xuất khẩu 7 tháng đầu năm 2019 lên 781,7 nghìn tấn, trị giá trên 1 tỷ USD, tăng 10,7% về lượng và 6,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018. Giá xuất bình quân 1426,87 USD/tấn, giảm 3,5%.
Hiện Trung Quốc sử dụng khoảng 70% cao su tự nhiên cho ngành công nghiệp sản xuất lốp xe. Việc Mỹ áp thuế lên lốp xe nói riêng và các sản phẩm làm từ cao su nói chung của Trung Quốc khiến nhập khẩu cao su của nước này có xu hướng giảm. Theo Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc đã nhập gần 4,9 tỷ USD, giảm 7,9% so với cùng kỳ năm ngoái.
Cũng theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, 7 tháng đầu năm 2019 xuất khẩu cao su của Việt Nam sang Trung Quốc tăng cả lượng và trị giá, tuy nhiên giá xuất bình quân giảm 3,25% xuống còn 1358,18 USD/tấn, đạt 498,54 nghìn tấn, trị giá 677,11 triệu USD, tăng 9,62% về lượng và 6,05% trị giá so với cùng kỳ. Riêng tháng 7/2019, xuất khẩu cao su sang thị trường này tăng 63,31% về lượng và 60,58% trị giá tương ứng với 111,6 nghìn tấn, trị giá 153,50 triệu USD, tuy nhiên giá xuất bình quân giảm 1,67% so với tháng 6/2019 đạt 1374,92 USD/tấn; nếu so sánh với tháng 7/2018 thì cũng tăng 21,99% về lượng và tăng 29,45% trị giá, giá xuất bình quân tăng 6,12%. Đây cũng là thị trường chiếm thị phần lớn trên 63% tổng lượng nhóm hàng xuất khẩu.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung ngày càng leo thang, để tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, Bộ Công Thương khuyến nghị doanh nghiệp cần đa dạng hoá mặt hàng cũng như mở rộng thị trường xuất khẩu, trong đó lưu ý tới thị trường Ấn Độ, nơi có ngành sản xuất lốp xe đang phát triển nhanh.
Cụ thể, 7 tháng đầu năm 2019 Ấn Độ là thị trường xuất khẩu lớn chỉ đứng thứ hai sau Trung Quốc, đạt 66,47 nghìn tấn, trị giá 95,38 triệu USD, tăng 76,44% về lượng và 65,47% về trị giá, giá xuất bình quân giảm 6,22% chỉ có 1434,79 USD/tấn. Riêng tháng 7/2019 cũng đã xuất sang Ấn Độ 14,2 nghìn tấn, trị giá 21,35 triệu USD, tăng 2,55% về lượng và tăng 2,46% trị giá so với tháng 6/2019, giá nhập bình quân 1495,14 USD/tấn, giảm 0,09%; nếu so với tháng 7/2018 thì tăng gấp hơn hai lần cả lượng và trị giá, giá xuất bình quân tăng 3,01%.
Kế đến là thị trường Malaysia đạt 25,2 nghìn tấn, trị giá trên 34 triệu USD giảm 13,95% về lượng và giảm 13,51% trị giá so với cùng kỳ, giá xuất bình quân tăng 0,51% đạt 1349,33 USD/tấn; Hàn Quốc là thị trường đứng thứ ba đạt 24,8 nghìn tấn, trị giá 36,36 triệu USD, tăng 39,86% về lượng và 32,09% trị giá so với cùng kỳ, giá xuất bình quân giảm 5,55% chỉ với 1461,62 USD/tấn.
Ngoài những thị trường kể trên, Việt Nam còn xuất sang các thị trường khác nữa như Mỹ, Pháp, Singapore….
Đáng chú ý, thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam thời gian này có thêm một số thị trường mới như Srilanka, Peru và Bangladesh với lượng xuất lần lượt đạt 5,86 nghìn tấn; 1,07 nghìn tấn và 4,66 nghìn tấn.
Đặc biệt, thời gian này Singapore tăng mạnh nhập khẩu cao su từ Việt Nam tuy chỉ có 111 tấn, trị giá 164,9 nghìn USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 2,8 lần về lượng (tức tăng 177,5%) và gấp 2,6 lần trị giá (tức tăng 162,03%), tuy nhiên giá xuất bình quân giảm 5,57% so với cùng kỳ năm trước với 1486,12 USD/tấn. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang thị trường Séc cũng tăng mạnh, gấp 2,1 lần về lượng (tức tăng 113,91%) và tăng 78,14% trị giá với 646 tấn, 870,9 nghìn USD.
Ở chiều ngược lại, thị trường Đức và Tây Ban Nha lại giảm mạnh nhập khẩu cao su từ Việt Nam, đều giảm trên 20% giảm lần lượt 25,25% và 23,66%.
Thị trường xuất khẩu cao su 7 tháng năm 2019

Thị trường

7 tháng đầu năm 2019

+/- so với cùng kỳ năm 2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Trung Quốc

498.542

677.110.916

9,62

6,05

Ấn Độ

66.479

95.383.341

76,44

65,47

Malaysia

25.203

34.007.165

-13,95

-13,51

Hàn Quốc

24.881

36.366.650

39,86

32,09

Hoa Kỳ

17.474

23.431.410

2,43

-4,55

Đức

16.390

23.257.403

-25,25

-31,84

Đài Loan

14.068

20.701.368

-11,79

-16,94

Thổ Nhĩ Kỳ

13.974

19.449.336

-5,53

-8,48

Indonesia

8.981

13.763.095

-2,47

-1,58

Brazil

7.545

8.517.739

37,51

17,82

Italy

6.757

8.620.965

-17,37

-26,31

Hà Lan

6.321

7.767.690

23,12

22,22

Nhật Bản

6.122

9.735.685

-5,73

-8,59

Tây Ban Nha

5.034

6.373.342

-23,66

-33,66

Nga

3.938

5.683.076

-14,89

-16,2

Pakistan

3.217

4.478.558

1,51

-1,09

Bỉ

2.670

2.642.394

-16,98

-27,5

Canada

2.297

3.450.948

-25,71

-25,47

Pháp

2.220

3.385.885

29,3

27

Mexico

2.150

2.840.983

50,45

36,82

Anh

1.604

1.947.716

13,44

-6,55

Thụy Điển

1.270

1.764.339

18,91

11,06

Hồng Kông (TQ)

1.077

1.518.268

-9,87

-15,79

Phần Lan

1.068

1.563.491

1,91

-7,51

Achentina

916

1.325.608

-10,55

-16,22

Séc

646

870.904

113,91

78,14

Ukraine

165

240.945

-19,51

-32

Singapore

111

164.959

177,5

162,03

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản triển vọng thương mại song phương giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
Nếu căng thẳng gia tăng, kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại, làm giảm giá dầu đồng thời kéo giảm nhu cầu cao su.
Tuy nhiên, hiện tại, xuất khẩu cao su của Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhiều bởi sự leo thang của xung đột thương mại Mỹ – Trung, giá cao su nguyên liệu và xuất khẩu vẫn duy trì đà phục hồi do nguồn cung tại các nước sản xuất lớn bị hạn chế.

Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet