Được đánh giá là thị trường có khả năng chi trả cho các sản phẩm có giá trị cao và là cầu nối quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường sang các quốc gia châu Mỹ khác.
Theo số liệu từ Hải quan Việt Nam, kim ngạch thương mại hai chiều hai nước đã tăng gấp 3 lần từ 1,14 tỷ USD năm 2010 lên 3,85 tỷ USD năm 2018, tăng 9,3% so với năm 2017, trong đó Việt Nam xuất siêu 2,1 tỷ USD.
Sau một thời gian ngắn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Canada đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Theo đó, quý 1/2019 kim ngạch thương mại hai chiều đạt trên 1 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 864,28 triệu USD, tăng 42,63% và nhập khẩu 211,93 triệu USD tăng 0,53% so với cùng kỳ. Như vậy, kết thúc quý 1/2019, Việt Nam đã xuất siêu sang Canada trên 600 triệu USD.
Về xuất khẩu, riêng tháng 3/2019, Việt Nam cũng đã xuất sang Canada 383,81 triệu USD, tăng gấp 2 lần (tương ứng 101,71%) so với tháng 2/2019 và tăng 63,39% so với tháng 3/2018.
Trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu sang Canada trong quý 1/2019 thì điện thoại các loại và linh kiện, hàng dệt may, giày dép là ba mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất, với thị phần lần lượt chiếm 17,75%, 16,92% và 8,61% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Canada.
Đáng chú ý, trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Canada trong quý 1/2019 có thêm mặt hàng điện thoại và linh kiện đạt 153,47 triệu USD. Kế đến là hàng dệt may 146,2 triệu USD, tăng 22,16% và giày dép đạt 74,4 triệu USD, tăng 32,81% so với cùng kỳ 2018.
Đặc biệt, Canada tăng mạnh nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ và phụ tùng từ Việt Nam trong quý đầu năm với tốc độ tăng gấp 2,4 lần (tương ứng 136,18%) tuy chỉ đạt 37,9 triệu USD, nhưng ngược lại Canada cũng giảm mạnh nhập khẩu chất dẻo nguyên liệu từ Việt Nam giảm 76,54% tương ứng với 106 nghìn USD.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Canada quý 1/2019

Mặt hàng

Quý 1/2019

+/- so với quý 1/2018 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

864.287.625

 

42,63

Điện thoại các loại và linh kiện

 

153.477.510

 

 

Hàng dệt, may

 

146.242.352

 

22,16

Giày dép các loại

 

74.429.146

 

32,81

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

60.062.501

 

15,41

Hàng thủy sản

 

48.199.670

 

11,62

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

45.329.062

 

4,53

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

37.908.569

 

136,18

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

37.338.699

 

1,54

Hạt điều

1.932

17.121.688

-28,23

-43,12

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

 

16.947.566

 

31,88

Sản phẩm từ chất dẻo

 

10.999.124

 

21,81

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

10.972.338

 

1,34

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

 

9.595.126

 

-13,18

Hóa chất

 

8.986.966

 

 

Sản phẩm từ sắt thép

 

8.682.907

 

-36,72

Vải mành, vải kỹ thuật khác

 

7.070.110

 

29,27

Hàng rau quả

 

5.092.481

 

-7,6

Cà phê

1.803

3.279.491

17,08

9,75

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

2.636.914

 

17,67

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

 

2.598.269

 

13,26

Hạt tiêu

842

2.441.725

21,15

-22,17

Sản phẩm gốm, sứ

 

2.187.653

 

30,57

Cao su

1.008

1.414.089

12,75

-0,47

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

 

1.192.431

 

-10,43

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

 

269.023

 

-66,02

Chất dẻo nguyên liệu

60

106.076

-75,41

-76,54

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)
Tất cả các cơ hội xuất khẩu vào Canada có thể chỉ nổi bật trong một thời gian ngắn, vì vậy doanh nghiệp Việt cần chủ động tận dụng nhanh, hiệu quả nhằm chiếm lĩnh ưu thế trước khi các quốc gia có lợi thế tương tự gia nhập CPTPP, đồng thời khai thác Canada như một cửa ngõ để tiếp cận hiệu quả các thị trường giàu tiềm năng tại châu Mỹ. Song song với việc tận dụng ưu đãi từ CPTPP để đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng thế mạnh vào Canada, các doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể tăng cường việc nhập khẩu các sản phẩm mà Việt Nam đang có nhu cầu, đặc biệt là nguyên liệu, thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất từ Canada nhằm gia tăng tỷ lệ giá trị tạo lập trong khối, đáp ứng tốt hơn các yêu cầu về xuất xứ hàng hóa khi xuất khẩu vào các thị trường khác trong CPTPP.
Trong thời gian tới, để đẩy mạnh xuất khẩu sang Canada, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), các doanh nghiệp phải tận dụng triệt để quy tắc xuất xứ. Bộ Công Thương đã có những thông tư hướng dẫn cụ thể để DN thực hiện. Theo đó, Thông tư về quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP, từ ngày 8/3 đến nay, đã có 415 bộ C/O được cấp cho hàng xuất khẩu sang thị trường Canada - dẫn đầu trong các nước CPTPP.
“Hiện nay, da giày và dệt may đang tận dụng rất tốt quy tắc xuất xứ khi xuất khẩu sang Canada. Đây cũng là hai mặt hàng được giảm thuế ngay sau khi CPTPP có hiệu lực” - đại diện Cục Xuất nhập khẩu cho biết.

Ông Alex George - Tham tán thương mại cấp cao của Canada tại TP. Hồ Chí Minh: Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Canada tại ASEAN. CPTPP sẽ giúp doanh nghiệp hai nước dễ dàng tiếp cận, hợp tác đầu tư.

  Nguồn: VITIC tổng hợp

Nguồn: Vinanet