Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hà Lan tháng 11/2017 đạt 632,5 triệu USD, tăng 4,51% so với tháng 10, nâng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 11 tháng đầu 2017 lên 6,4 tỷ USD, tăng 19,03% so với cùng kỳ năm 2016.

Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hà Lan chủ yếu nhóm hàng máy vi tính sản phẩm điện tử và linh kiện, chiếm 13,6% tổng kim ngạch với 874,9 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ 2016 giảm 44,42%. Đứng thứ hai là hàng dệt may, tăng 10,9% đạt 533,3 triệu USD, kế đến là giày dép các loại với 518,5 triệu USD, giảm 2,09% so với cùng kỳ.
Ngoài ba mặt hàng chủ lực kể trên, Việt Nam còn xuất sang Hà Lan các nhóm hàng khác như thủy sản, gạo, cà phê, cao su, sản phẩm hóa chất… nhìn chung các mặt hàng đều có tốc độ tăng trưởng so với cùng kỳ, số nhóm hàng này chiếm 70,3% và ngược lại nhóm hàng kim ngạch suy giảm chỉ chiếm 29,6%.
Đặc biệt trong thời gian này Hà Lan gia tăng nhập khẩu nhóm hàng máy ảnh, máy quay phim và linh kiện từ thị trường Việt Nam , tuy kim ngạch chỉ chiếm 0,1% đạt 7,7 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp hơn 2,1 lần. Ngoài ra, xuất khẩu một số mặt hàng khác cũng có tốc độ tăng trưởng khá như: phương tiện vận tải và phụ tùng tăng 90,6%; đồ chơi dụng cụ thể thao và bộ phận tăng 77,55%, sản phẩm từ cao su tăng 53,09% và kim loại thường khác và sản phẩm tăng 49,42%....
Ở chiều ngược lại, những nhóm hàng hóa với kim ngạch giảm mạnh như: điện thoại các loại và linh kiện giảm 87,97%; gạo giảm 43,29%.
Xuất khẩu sang thị trường Hà Lan 11 tháng 2017

Chủng loại hàng hóa XK

11 tháng 2017 (USD)

11 tháng 2016 (USD)

So sánh (%)

Tổng

6.419.260.827

5.392.876.120

19,03

máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

874.978.029

1.574.133.768

-44,42

hàng dệt, may

533.301.636

480.881.248

10,90

giày dép các loại

518.521.532

529.582.213

-2,09

hạt điều

499.944.229

345.931.752

44,52

máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

344.284.544

259.591.863

32,63

túi xách, ví, vali, mũ, ô dù

277.084.487

258.657.916

7,12

Hàng thủy sản

273.120.272

183.886.494

48,53

phương tiện vận tải và phụ tùng

226.591.568

118.881.536

90,60

sản phẩm từ chất dẻo

120.131.333

118.973.644

0,97

điện thoại các loại và linh kiện

114.579.200

952.146.889

-87,97

sản phẩm từ sắt thép

67.734.745

72.007.089

-5,93

gỗ và sản phẩm gỗ

67.480.542

60.696.197

11,18

hàng rau quả

57.334.174

50.315.735

13,95

hạt tiêu

37.314.782

79.165.117

-52,86

hóa chất

29.284.416

23.435.796

24,96

đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

28.858.454

16.254.161

77,55

cà phê

23.840.300

29.262.845

-18,53

cao su

21.879.914

12.625.015

73,31

bánh kẹo và các sp từ bánh kẹo

17.469.728

15.290.354

14,25

sản phẩm mây,tre, cói và thảm

15.346.750

11.039.086

39,02

sản phẩm gốm, sứ

14.821.625

12.724.624

16,48

sản phẩm từ cao su

11.967.682

7.817.572

53,09

máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

7.730.029

3.542.182

118,23

nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

7.454.252

6.247.460

19,32

sản phẩm hóa chất

3.936.851

4.289.246

-8,22

kim loại thường khác và sản phẩm

3.089.342

2.067.530

49,42

gạo

1.632.138

2.878.048

-43,29

(tính toán số liệu từ TCHQ)
Theo tin từ Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan, Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan khuyến cáo các doanh nghiệp trước khi làm ăn với đối tác Hà Lan nên có tiếp xúc trực tiếp và tìm hiểu kỹ cũng như liên hệ với Thương vụ để điều tra, bổ sung thông tin về doanh nghiệp Hà Lan nhằm tránh bị lừa và những thiệt hại có thể xảy ra.
Trong thời gian gần đây, một số công ty Việt Nam tìm kiếm đối tác Hà Lan qua mạng Internet. Theo thông tin mà những công ty này cung cấp cho phía đối tác Việt Nam thường là các công ty Hà Lan kinh doanh hàng thực phẩm và đồ uống (ví dụ bia, đồ uống có gas, thịt, nông sản, máy móc cũ v.v) và có số đăng ký kinh doanh với Phòng Thương mại Hà Lan - là nơi các doanh nghiệp làm ăn hợp pháp phải đăng ký.
Tuy nhiên, khi Thương vụ điều tra, liên hệ thì có trường hợp công ty Hà Lan báo họ không có quan hệ kinh doanh nào với công ty Việt Nam hoặc theo tra cứu đăng ký kinh doanh từ dữ liệu của Phòng Thương mại Hà Lan hoàn toàn khác với những gì công ty Hà Lan giới thiệu về mình cho đối tác Việt Nam.
Minh chứng cho cảnh báo này là trường hợp Công ty JL Trading BV có website https://www.jltradingbv.net đăng tải là nhà cung cấp các mặt hàng nông sản, thực phẩm và đồ uống. Tuy nhiên, đăng ký kinh doanh lại là sửa chữa và buôn bán phụ kiện ôtô cũ, mới thành lập tháng 3/2017 và vốn chỉ là 120 Euro do một người lái xe nhập cư làm chủ.
Nguồn: VITIC/Báo Công Thương điện tử

Nguồn: Vinanet