Hồi đầu tháng 10/2019, tại TP.Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh), Bộ Công Thương Việt Nam đã phối hợp với Bộ Thương mại quốc tế Vương quốc Anh tổ chức Khóa họp lần thứ 11 Ủy ban Hỗn hợp về hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Vương quốc Anh (JETCO11).
Năm 2018, với kim ngạch đạt 6,74 tỷ USD (tăng 9,5%), Vương quốc Anh đứng thứ 3 về kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nước EU. Việt Nam xếp thứ 38 trong số 241 đối tác thương mại của Anh, xếp thứ 25 trong tổng số 233 nước có xuất khẩu vào Anh. Trong ASEAN, Việt Nam đứng thứ 2 (sau Thái Lan) về kim ngạch xuất khẩu vào Anh, chiếm 0,8% tổng kim ngạch nhập khẩu. 8 tháng đầu năm 2019, quan hệ thương mại song phương đạt 4,53 tỷ USD (2,09%). Trong đó xuất khẩu của VIệt Nam đạt 3,08 tỷ USD tăng 1,7% và nhập khẩu đạt 557 triệu USD, tăng 4,84% so với cùng kỳ năm 2018.
Về đầu tư, đến hết tháng 8/2019, Vương quốc Anh đã có 366 dự án đầu tư với số vốn 3,64 tỷ USD, đứng 15/132 quốc gia và vùng lãnh thổ có số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, nhóm máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác chiếm 27,21% thị phần, đạt kim ngạch 169,17 triệu USD. Đứng thứ hai là nhóm dược phẩm với 15,03% thị phần đạt 93,43 triệu USD.
Tăng mạnh nhất trong các nhóm hàng nhập khẩu từ Anh, phải kể đến nhóm ô tô nguyên chiếc các loại, với mức tăng mạnh 174,62% về lượng đạt 357 chiếc và tăng tương ứng 174,34% về trị giá đạt 23,30 triệu USD. Nhóm kim loại thường khác tăng thứ hai về kim ngạch với mức 102,5% đạt 2,85 triệu USD nhưng tăng vượt trội về lượng với 543,08% đạt 836 tấn, mặc dù nhóm này chỉ chiếm có 0,46% về thị phần nhập khẩu.

Hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Anh 9 tháng/2019

Mặt hàng

9 tháng năm 2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

621.761.119

 

4,74

Hàng thủy sản

 

 

15.838.500

 

 

19,69

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

 

 

952.063

 

 

-7,70

Nguyên phụ liệu thuốc lá

 

 

2.982.456

 

 

-4,94

Hóa chất

 

 

2.933.201

 

-15,73

Sản phẩm hóa chất

 

36.754.686

 

7,73

Nguyên phụ liệu dược phẩm

 

4.769.185

 

46,34

Dược phẩm

 

93.432.425

 

-7,85

Thuốc trừ sâu và nguyên liệu

 

13.321.752

 

4,02

Chất dẻo nguyên liệu

3.011

8.805.677

22,55

3,37

Sản phẩm từ chất dẻo

 

11.991.654

 

12,27

Cao su

721

1.478.615

85,82

76,41

Sản phẩm từ cao su

 

3.097.571

 

9,10

Vải các loại

 

11.333.717

 

-10,99

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

15.868.788

 

27,10

Phế liệu sắt thép

126.410

42.553.440

34,51

31,78

Sắt thép các loại

2.910

2.174.637

101,66

46,59

Sản phẩm từ sắt thép

 

16.837.003

 

73,77

Kim loại thường khác

836

2.850.892

543,08

105,20

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

 

12.533.824

 

33,58

Điện thoại các loại và linh kiện

 

143.119

 

30,88

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

 

4.784.604

 

110,85

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

 

169.178.141

 

6,07

Ô tô nguyên chiếc các loại

357

23.309.547

 

174,34

Phương tiện vận tải khác và phụ tùng

 

12.928.204

 

-31,35

Hàng hóa khác

 

110.907.422

 

-14,36

                                      (*Tính toán số liệu từ TCHQ)

Việt Nam được các Tổ chức quốc tế đánh giá có môi trường đầu tư tương đối tốt, đứng thứ 9 về mức độ hấp dẫn đầu tư. Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng trưởng ổn định; môi trường đầu tư kinh doanh và năng lực cạnh tranh quốc gia có nhiều tiến bộ, xếp thứ 77/140 quốc gia.
Chính sách thương mại của Anh tương đối cởi mở, không theo chủ nghĩa bảo hộ. Trong các vấn đề tranh chấp thương mại giữa ta và EU (vụ kiện bán phá giá, vụ hải sản nhiễm kháng thể, vấn đề GSP, giày mũ da), Anh thường có lập trường ủng hộ Việt Nam. Anh cũng ủng hộ Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Quy chế kinh tế thị trường. Theo Quốc vụ khanh về chính sách thương mại Vương quốc Anh, Anh và Việt Nam sẽ đối thoại cụ thể về một thỏa thuận thương mại sau khi nước này rời Liên minh châu Âu - EU (Brexit).
Nguồn: VITIC