Tháng 3/2017, Việt Nam đã nhập khẩu 995,5 triệu USD, tăng 43,8% so với tháng 2/2017 – đây là tháng thứ hai liên tiếp kim ngạch tăng trưởng – nâng kim ngạch nhập khẩu quý I/2017 lên 2,3 triệu USD, tăng 10,02% so với quý I/2016.
Trung Quốc – tiếp tục dẫn đầu thị trường cung cấp vải chủ lực – chiếm 51% tổng kim ngạch, đạt 1,1 triệu USD, tăng 12,37% so với cùng kỳ.
Thị trường lớn đứng thứ hai sau Trung Quốc là Hàn Quốc, tăng 13,22%, đạt 438,9 triệu USD, kế đến là Đài Loan đạt 354,8 triệu USD, tăng 2,25%...
Nhìn chung, quý I/2017, nhập khẩu vải từ các thị trường đều tăng trưởng kim ngạch, chiếm gần 78% trong đó nhập từ Philippinnes tăng mạnh nhất, tăng 91,09% và Singapore tăng 50,14%, ngược lại thị trường với kim ngạch suy giảm chỉ chiếm 22,2% và nhập từ Ấn Độ giảm nhiều nhất, giảm 28,54%.

 

Tại Hội thảo: “Dệt may Việt Nam với quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA”, do Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) phối hợp với dự án hỗ trợ chính sách thương mại và đầu tư của châu Âu (EU-Mutrap) tổ chức, đã chỉ ra một điểm yếu của ngành dệt may là quá lệ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.

Theo đó, chỉ riêng mặt hàng vải, doanh nghiệp trong nước phải nhập khẩu tới 86% để phục vụ sản xuất và xuất khẩu, trong khi chất lượng vải trong nước chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường xuất khẩu chính của dệt may.
Theo cam kết trong EVFTA, Liên minh châu Âu (EU) sẽ bỏ thuế nhập khẩu cho nhóm hàng dệt may Việt Nam, nhưng không bỏ ngay mà tiến hành trong vòng 7 năm sau khi Hiệp định có hiệu lực.
Đáng chú ý, dệt may cũng là mặt hàng khá nhạy cảm với EU nên Hiệp định đưa ra quy tắc xuất xứ tương đối nghiêm ngặt. Các mặt hàng dệt may của Việt Nam phải đảm bảo quy chế chuyển đổi nguồn gốc xuất xứ kép.
Cụ thể, để một mặt hàng dệt may Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan, thì ít nhất hàng hóa đó phải được sản xuất tại Việt Nam (tiêu chuẩn xuất xứ đơn là vải có thể được nhập khẩu rồi cắt may tại Việt Nam, tiêu chuẩn kép là vải phải được sản xuất tại Việt Nam và khâu cắt may cũng tại Việt Nam).
Bên cạnh đó, EU cho phép áp dụng quy chế cộng dồn nguồn gốc xuất xứ. Nghĩa là hàng hóa có nguồn gốc từ các nước đối tác với EU cũng được coi là có nguồn gốc xuất xứ để hưởng ưu đãi. Cụ thể, trong Hiệp định có nêu rõ việc cho phép sử dụng vải sản xuất tại Hàn Quốc (nước đã có FTA song phương với EU).
Nguồn: VITIC/stockbiz.vn
 

Nguồn: Vinanet