Trong đó, xuất khẩu hàng hóa sang Australia giảm 12,5%, đạt 2,89 tỷ USD, nhưng nhập khẩu lại tăng 23,1%, đạt 3,78 tỷ USD. Như vậy, 10 tháng đầu năm 2019 Việt Nam nhập siêu từ Australia 888,59 triệu USD, trong khi 10 tháng đầu năm 2018 Việt Nam xuất siêu sang Australia 235,53 triệu USD.
Nhóm hàng điện thoại và linh kiện luôn dẫn đầu về kim ngạch trong số các nhóm hàng xuất khẩu sang Australia, đạt 609,08 triệu USD, chiếm 21,1% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa các loại sang Australia, giảm 6,7% so với cùng kỳ năm 2018. Nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đứng thứ 2 về kim ngạch, tăng 14,1% so với cùng kỳ, đạt 356,61 triệu USD, chiếm 12,3%. Tiếp đến nhóm hàng giày dép đứng vị trí thứ 3, với mức tăng 18,5%, đạt 242,44 triệu USD, chiếm 8,4%; nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt 212,33 triệu USD, chiếm 7,3%, giảm 30,4% so với cùng kỳ.
Nhìn chung, trong 10 tháng đầu năm nay xuất khẩu đa số các loại hàng hóa sang Australia tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu nhóm hàng phương tiện vận tải và phụ tùng tăng mạnh nhất 77%, đạt 79,64 triệu USD. Bên cạnh đó, nhóm clinker và xi măng cũng tăng cao 70,7%, đạt 6,71 triệu USD; gạo tăng 64,2%, đạt 9,41triệu USD.
Tuy nhiên, xuất khẩu nhóm hàng dầu thô sang Australia sụt giảm mạnh nhất 85,1% so với cùng kỳ, đạt 53,59 triệu USD; xuất khẩu túi xách, ví,vali, mũ và ô dù cũng giảm mạnh 39,7%, đạt 28,37 triệu USD; sắt thép các loại giảm 36%, đạt 24,2 triệu USD; hạt tiêu giảm 34,4%, đạt 5,21 triệu USD.
Nhóm hàng rau quả xuất khẩu sang Australia 10 tháng đầu năm 2019 tăng 7,5%, đạt 35,28 triệu USD, tháng 9/2019, lần đầu tiên trái nhãn Việt Nam đã có mặt trên thị trường Australia, đây là loại quả thứ tư, sau các loại vải, xoài và thanh long được Australia mở cửa thị trường cho các nhà xuất khẩu Việt Nam. Việc đa dạng hóa hàng hóa xuất khẩu vào một trong những thị trường khó tính nhất thế giới là những tín hiệu đáng mừng, đặc biệt trong bối cảnh quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Australia ngày càng nở rộ. Tuy nhiên, để ngành hàng trái cây Việt Nam thực sự có chỗ đứng vững chắc tại Xứ chuột túi hoàn toàn không phải là điều dễ dàng.
Việt Nam và Australia là đối tác thương mại thông qua Hiệp định Tự do thương mại (FTA) ASEAN – Australia – New Zealand (AANZFTA) có hiệu lực từ năm 2010 và Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực từ cuối năm 2018.
Nhờ các hiệp định này, phần lớn hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Australia sẽ được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0% và nhiều điều kiện thuận lợi khác. Tuy nhiên, năng lực và giá trị xuất khẩu và đầu tư của Việt Nam sang Australia hiện còn rất khiêm tốn, xuất khẩu nông sản tươi của Việt Nam vào Australia mới chỉ chiếm vị trí nhỏ trong tổng quy mô thị trường của Australia.
Australia là một trong những quốc gia có các quy định về kiểm dịch ngặt nghèo nhất trên thế giới. Nước này đã xây dựng khuôn khổ chính sách về an toàn sinh học nhằm bảo vệ nền nông nghiệp trước những rủi ro do côn trùng có hại xâm nhập và phát tán. Các loại hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng nông sản tươi, để có thể vào được thị trường Australia cần đáp ứng rất nhiều tiêu chuẩn, thậm chí có những tiêu chuẩn còn khắt khe hơn cả một số quốc gia luôn nổi tiếng là khó tính về nhập khẩu hàng hóa, như Nhật Bản, Mỹ và châu Âu (EU).
Trong thời gian tới, hàng nông sản của Việt Nam, trong đó có sản phẩm trái cây tươi, muốn mở rộng thị trường tiêu thụ tại Australia đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước cần nâng cao hơn nữa chất lượng hàng hóa xuất khẩu, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật; tuân thủ quy định kiểm dịch của Australia về vùng trồng, cơ sở đóng gói, chiếu xạ, bao bì, nhãn mác, kiểm tra dư lượng thuốc trừ sâu ngay từ Việt Nam…

Xuất khẩu sang Australia 10 tháng đầu năm 2019

ĐVT: USD

Nhóm hàng

Tháng 10/2019

So với tháng 9/2019 (%) *

10 tháng đầu năm 2019

So với cùng kỳ (%) *

Tổng kim ngạch XK

315.284.860

2,69

2.893.281.209

-12,53

Điện thoại các loại và linh kiện

39.513.836

-33,59

609.081.476

-6,72

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

45.225.228

24,88

356.612.944

14,05

Giày dép các loại

34.376.069

25,83

242.440.027

18,49

Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng khác

30.697.655

7,2

212.331.818

-30,37

Hàng dệt, may

22.916.329

9,93

205.784.344

15,83

Hàng hóa khác

22.120.051

9,43

191.160.864

 

Hàng thủy sản

20.659.719

13,35

171.017.892

6,68

Gỗ và sản phẩm gỗ

16.674.452

16,54

125.647.096

-19,63

Hạt điều

12.287.685

35,99

96.067.072

4,28

Sản phẩm từ sắt thép

13.031.021

-0,94

93.812.193

18,41

Phương tiện vận tải và phụ tùng

4.204.430

47,02

79.635.773

77,09

Dầu thô

 

 

53.591.083

-85,1

Sản phẩm từ chất dẻo

6.237.165

13,57

48.515.827

-4,65

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

5.760.237

30,46

38.460.690

-13,35

Hàng rau quả

4.186.638

-0,46

35.277.381

7,45

Kim loại thường khác và sản phẩm

4.277.506

33,26

34.162.698

9,26

Giấy và các sản phẩm từ giấy

3.695.933

1,19

33.336.271

20,6

Đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận

4.393.103

2,71

32.286.913

18,33

Sản phẩm hóa chất

2.826.315

-74,38

31.521.543

38,95

Cà phê

2.451.589

37,64

29.076.133

-14,41

Túi xách, ví,vali, mũ và ô dù

3.132.039

16,34

28.371.731

-39,74

Sắt thép các loại

1.944.053

-18,82

24.204.705

-35,96

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

2.962.289

85,27

20.573.113

11,96

Sản phẩm mây, tre, cói và thảm

1.968.955

36,75

15.922.665

25,82

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

1.853.284

34,93

13.961.667

14,95

Sản phẩm gốm, sứ

1.549.045

10,67

12.270.146

-0,01

Đá quý, kim loại quý và sản phẩm

2.597.972

178,51

11.959.391

7,81

Gạo

783.240

9,94

9.406.802

64,21

Dây điện và dây cáp điện

706.602

-45,05

8.830.768

-28,66

Sản phẩm từ cao su

637.153

8,68

7.079.488

-33,72

Clanhke và xi măng

582.427

-72,49

6.707.966

70,72

Chất dẻo nguyên liệu

339.331

-68,53

5.874.955

29,79

Hạt tiêu

328.180

-38,21

5.209.451

-34,44

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

365.328

-24,94

3.088.323

25,23

(*Tính toán từ số liệu của TCHQ)

Nguồn: VITIC