Hàng hóa xuất khẩu sang Philippines rất đa dạng, phong phú, từ các mặt hàng công nghiệp, điện tử, hàng nông sản… trong đó điện thoại và linh kiện đứng đầu về kim ngạch với 160,1 triệu USD, chiếm 11% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường này, tăng 53,4% so với cùng kỳ; nhóm hàng máy móc, thiết bị đứng thứ 2 về kim ngạch với 140,3 triệu USD, chiếm 9,8%, tăng 2,3%; tiếp đến nhóm máy vi tính, điện tử 125 triệu USD, chiếm 8,7%, tăng 47%; clinker, xi măng 114,3 triệu USD, chiếm 8%, tăng 117,5%.

Nhìn chung, xuất khẩu đa số các nhóm hàng sang thị trường Philipines 8 tháng đầu năm nay đều tăng trưởng dương so với cùng kỳ; trong đó, xuất khẩu tăng mạnh ở một số nhóm hàng sau:   Hạt tiêu  (+234%), clanhke và xi măng (+117%), thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (+111%), Hạt điều (+91%), Thức ăn gia súc và nguyên liệu (+95,6%), Hóa chất (+91%), chè (+70%).

Nhóm hàng giấy và các sản phẩm từ giấy xuất khẩu sang Philippines 8 tháng đầu năm nay tuy chỉ đạt gần 5 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm trước thì cũng đạt mức tăng cao trên 33%, nhưng nhóm hàng này có thể sẽ gặp khó khăn trong thời gian tới, do Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) vừa ra thông báo chính thức gia hạn thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ giấy lớp sóng (test-liner board) có các mã HS: 4805.2400; 4805.2510 và 4805.2590.

Trước đó, ngày 16/9/2010, Ban Thư ký DTI đã ban hành lệnh áp thuế tự vệ đối với mặt hàng nêu trên. Ngày 29/11/2013, DTI gia hạn dụng biện pháp tự vệ lần thứ nhất thêm 3 năm.

Theo quyết định của DTI, việc áp dụng các biện pháp tự vệ sẽ được gia hạn thêm 4 năm nữa với mức giảm thuế hàng năm là 5%. Do đó, mức tự vệ cho giấy lớp sóng trong năm đầu tiên được áp dụng từ ngày 12/6/2016 tới 13/7/2017 là 968,5 Peso/tấn; năm thứ 2 (14/6/2017 – 15/6/2018) là 937,17 Peso/tấn; năm thứ 3 (16/6/2018 – 17/6/2019) là 890,31 Peso/tấn; và năm thứ 4 (18/6/2019 – 20/6/2020) là 845,80 Peso/tấn. Biện pháp tự vệ này sẽ được áp dụng trên nhiều quốc gia và được rà soát hàng năm nhằm giúp DTI có cơ hội sửa đổi nếu cần thiết.

Căn cứ vào mục 13 của RA8800 và Quy tắc 13.1d của tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR): “Một biện pháp tự vệ chung sẽ không được áp dụng với sản phẩm có xuất xứ từ một quốc gia phát triển nếu tổng kim ngạch nhập khẩu của của quốc gia đó sang Philippines nhỏ hơn 3%. Tuy nhiên, điều này chỉ được áp dụng nếu tổng kim ngạch nhập khẩu sản phẩm của Philippines từ tất cả các nước đang phát triển nhỏ hơn 9%.”

Các quốc gia và vũng lãnh thổ trong danh sách Annex A sẽ không bị áp các biện pháp tự vệ. Danh sách các quốc gia được áp mức tối thiểu (de minimis) có thể thay đổi phụ thuộc vào các số liệu mới nhất được công bố trước cuộc rà soát hàng năm.

Bộ Thương mại và Công nghiệp Phillippines cho rằng việc gia hạn biện pháp tự vệ trên là cần thiết để ngăn chặn thiệt hại nghiêm trọng do sản phẩm giấy nhập khẩu gây ra đối với ngành công nghiệp nội địa và cũng để cho ngành công nghiệp nội địa có đủ thời gian để tiếp tục hoàn thành những điều chỉnh tích cực nhằm tăng năng lực cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Biện pháp này sẽ bắt đầu có hiệu lực khi Cục Hải quan Philippines ban hành quyết định có liên quan, hoặc 15 ngày sau khi Quyết định của Bộ Thương mại và Công nghiệp Phillippines được công bố trên hai tờ báo lớn được lưu hành rộng rãi, tùy thuộc vào thời điểm nào đến sớm hơn.

Số liệu thống kê sơ bộ của TCHQ về XK sang Philippines 8 tháng đầu năm 2016

ĐVT: USD

Mặt hàng

8T/2016

8T/2015

+- (%) 8T/2016 so với cùng kỳ

Tổng kim ngạch

1.438.207.523

1.255.470.042

+14,56

Điện thoại các loại và linh kiện

160.125.706

104.386.116

+53,40

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

140.291.326

137.112.611

+2,32

Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện

124.960.282

84.983.551

+47,04

Clanhke và xi măng

114.338.823

52.559.100

+117,54

Gạo

83.554.798

256.350.165

-67,41

Cà phê

78.181.608

45.500.225

+71,83

Hàng dệt, may

53.234.471

39.238.822

+35,67

Hàng thủy sản

49.724.074

40.638.487

+22,36

Hạt tiêu

49.444.335

14.779.072

+234,56

Phương tiện vận tải và phụ tùng

44.277.911

36.990.630

+19,70

Sản phẩm từ chất dẻo

38.564.387

34.306.668

+12,41

Giày dép các loại

31.493.349

26.698.931

+17,96

Sản phẩm hóa chất

30.834.280

19.703.252

+56,49

Xơ, sợi dệt các loại

20.437.656

18.812.717

+8,64

Phân bón các loại

18.810.470

23.712.476

-20,67

Dây điện và dây cáp điện

18.618.816

18.881.587

-1,39

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

14.696.749

8.562.259

+71,65

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

12.073.715

6.172.190

+95,61

Sắn và các sản phẩm từ sắn

11.910.349

16.687.605

-28,63

Chất dẻo nguyên liệu

10.643.909

9.089.305

+17,10

Hóa chất

9.964.194

5.226.425

+90,65

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

9.789.790

10.156.895

-3,61

Sản phẩm từ sắt thép

9.574.993

9.195.995

+4,12

Sắt thép các loại

9.354.554

15.367.731

-39,13

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

7.791.512

3.685.216

+111,43

Sản phẩm gốm, sứ

7.185.176

9.399.689

-23,56

Than đá

7.032.500

7.331.671

-4,08

Máy ảnh, máy quay phim và linh kiện

7.000.077

15.189.929

-53,92

Hạt điều

6.273.087

3.284.362

+91,00

Kim loại thường khác và sản phẩm

5.665.705

5.981.196

-5,27

Giấy và các sản phẩm từ giấy

4.957.426

3.723.202

+33,15

Chè

1.457.546

857.436

+69,99

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

726.311

456.308

+59,17

Nguồn: Vinanet