Tháng 5/2017, kim ngạch nhập khẩu sữa và sản phẩm đạt 70,7 triệu USD, tăng 10,1% so với tháng 4 – đây là tháng tăng thứ hai liên tiếp – nâng kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này 5 tháng 2017 lên 349,5 triệu USD, giảm 3,8% so với cùng kỳ 2016, thống kê sơ bộ từ TCHQ Việt Nam.
New Zealand tiếp tục là thị trường chính Việt Nam nhập khẩu sữa và sản phẩm, chiếm 24,5% tổng kim ngạch, với 85,8 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ giảm 9,53%. Đứng thứ hai là thị trường Singpaore, giảm 5,35% tương ứng 55,8 triệu USD, kế đến là Hoa Kỳ, tăng 64,10% đạt 32,6 triệu USD.
Nhìn chung, 5 tháng đầu năm 2017, tốc độ nhập khẩu sữa và sản phẩm từ các thị trường đều suy giảm kim ngạch, chiếm 56,25% trong đó nhập từ Australia giảm mạnh nhất, giảm 32,83%, ngược lại thị trường có tốc độ tăng trưởng dương chỉ chiếm 43,75% và nhập từ Đan Mạch tăng mạnh vượt trội, tăng 81,35%, đạt 1,1 triệu USD.
Thị trường nhập khẩu sữa và sản phẩm 5 tháng 2017
ĐVT: USD

Thị trường

5 tháng 2017

So sánh cùng kỳ 2016 (%)

Tổng

349.548.240

-3,8

New Zealand

85.879.538

-9,53

Singapore

55.877.670

-5,35

Hoa Kỳ

32.610.447

64,10

Thái Lan

22.816.129

-27,32

Đức

20.953.920

-5,23

Hà Lan

18.260.332

26,98

Australia

17.734.478

-32,83

Malaysia

17.013.100

35,40

Ba Lan

13.767.445

-3,21

Pháp

13.141.598

-39,92

Nhật Bản

6.294.661

-10,23

Hàn Quốc

3.871.861

1,99

Tây ban Nha

3.541.589

31,73

Philippin

1.610.477

18,97

Bỉ

1.420.975

-16,59

Đan Mạch

1.189.757

81,35

Đối với sữa tươi, hiện sản lượng sữa tươi nguyên liệu mới đáp ứng khoảng 39-40% nhu cầu sản xuất trong nước, trên 60% còn lịa phải nhập từ bên ngoài.
Tại Hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao trong phát triển chăn nuôi bò sữa” do Hiệp hội Sữa Việt Nam (VDA) tổ chức mới đây, ông Lê Văn Thông, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội chăn nuôi Gia súc lớn, cho biết hiện nay Việt Nam đã có trên 24.000 trang trại và hộ nông dân nuôi bò sữa với tổng đàn bò sữa gần 283.000 con.
Sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất đạt gần 800.000 tấn/ngày nhưng mới đáp ứng khoảng 39 - 40% nhu cầu tiêu thụ sữa của người tiêu dùng trong nước, trên 60% còn lại phải nhập từ bên ngoài.

Nguồn: Vinanet