Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan (TCHQ), xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 3/2020 giảm 21,8% về lượng và giảm 23,2% về kim ngachk so với tháng 2/2020, đạt 60.562 tấn, tương đương 87,08 triệu USD.
Tính chung cả quý 1/2020, xuất khẩu cao su của cả nước đạt 227.708 tấn với trị giá 331,25 triệu USD, giảm 33,2% về lượng và giảm 26,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019. Giá xuất khẩu bình quân cao su của Việt Nam trong quý 1/2020 tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 1.454,7 USD/tấn. Tính riêng tháng 3/2020, giá xuất khẩu cao su giảm 1,8% so với tháng 2/2020 nhưng tăng 3,1% so với cùng tháng năm 2019, đạt bình quân 1.437,9 USD/tấn.
Trung Quốc vẫn đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam trong quý 1/2020, với khối lượng đạt 142.837 tấn, tương đương 203,1 triệu USD, giảm 34,8% về lượng và giảm 29,3% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 62,7% trong tổng khối lượng cao su xuất khẩu của cả nước và chiếm 61,3% trong tổng kim ngạch.
Xuất khẩu cao su sang EU - thị trường lớn thứ 2 cũng giảm mạnh 40% về lượng và giảm 31,2% kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019, đạt 15.458 tấn, trị giá 22,54 triệu USD, chiếm gần 7% trong tổng lượng và tổng kim ngạch.
Xuất khẩu cao su sang thị trường Ấn Độ đạt 14.252 tấn, trị giá 21,67 triệu USD (giảm mạnh 52% về lượng và giảm 46,5% về kim ngạch).
Mối lo ngại về sự suy thoái toàn cầu đang diễn ra, làm giảm cơ hội mở rộng thị trường của cao su Việt Nam. Bên cạnh đó ngành sản xuất xe hơi suy giảm, dẫn đến sự đình trệ của sản xuất lốp xe, cùng với giá dầu trong xu thế giảm cũng gián tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu về cao su của thế giới. Khối lượng xuất khẩu cao su tháng 4/2020 ước đạt 40.000 tấn với giá trị đạt 52 triệu USD, lũy kế 4 tháng đầu năm 2020 đạt 267.000 tấn và 383 triệu USD, giảm 35,4% về khối lượng và giảm hơn 31% về giá trị so với cùng kỳ năm 2019.
Thị trường cao su trong nước vẫn trầm lắng, giá mủ cao su nguyên liệu ổn định trong tháng 4/2020, giá tại Đồng Nai 12.000 đồng/kg. Trong khi đó, trên thị trường thế giới nhu cầu tiêu dùng cao su ở mức thấp do đại dịch COVID-19 khiến ngành sản xuất ô tô gặp nhiều khó khăn và thị trường lo ngại kinh tế thế giới suy thoái. Tập đoàn ô tô Toyota sẽ giảm sản lượng xe thành phẩm 40% tại Nhật Bản trong tháng 5/2020 do nhu cầu toàn cầu giảm bởi đại dịch COVID-19. Tháng 3/2020, doanh số bán ô tô tại Trung Quốc giảm 43,3% so với tháng 3/2019. Sản lượng lốp xe trong quí 1/2020 của Tập đoàn Goodyear Tire & Rubber GT.O giảm 18% và doanh số bán giảm khoảng 17%.
Hầu hết các nhà máy tại châu Mỹ, châu Âu và một số nhà máy sản xuất lốp xe tại châu Á- Thái Bình Dương vẫn đóng cửa. Quí 1/2020, mặc dù nhu cầu cao su toàn cầu ở mức thấp, nhưng thị trường được hỗ trợ bởi sản lượng giảm do cây cao su vào mùa rụng lá.
Dự kiến quí 2/2020 là giai đoạn bắt đầu mùa thu hoạch cao su tại các nước Đông Nam Á, nhu cầu cao su tự nhiên từ các nước tiêu thụ lớn như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu ở mức thấp và giá dầu thô giảm kỉ lục sẽ gây áp lực đối với giá cao su tự nhiên.
Bên cạnh đó, theo Hiệp hội các quốc gia sản xuất cao su thiên nhiên (ARNPC), năm 2020, tổng diện tích cao su trưởng thành của các nước thuộc ARNPC dự kiến mở rộng thêm 317.000 ha, khiến dự báo nguồn cung cao su thiên nhiên thế giới tăng 3,8% lên mức 14,2 triệu tấn. Trong khi đó nhu cầu chỉ ở mức 14 triệu tấn, tăng 2,7%.
Các chuyên gia cho rằng trong ngắn hạn, xuất khẩu cao su của Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn do tình hình dịch COVID-19 lan khắp thế giới, mối lo ngại về sự suy thoái toàn cầu đang diễn ra, làm giảm cơ hội mở rộng thị trường của cao su Việt Nam. Bên cạnh đó do ngành sản xuất xe hơi suy giảm, dẫn đến sự đình trệ của sản xuất lốp xe, kéo theo nhu cầu về cao su giảm mạnh cùng với giá dầu trong xu thế giảm cũng gián tiếp ảnh hưởng đến nhu cầu về cao su của thế giới.

Xuất khẩu cao su quý 1/2020

(Tính toán từ số liệu công bố ngày 13/4/2020 của TCHQ)

Thị trường

Quý 1/2020

So với quý 1/2019(%)

Tỷ trọng (%)

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Lượng

Trị giá

Tổng cộng

227.708

331.252.469

-33,16

-26,39

100

100

Trung Quốc đại lục

142.837

203.099.443

-34,79

-29,23

62,73

61,31

Ấn Độ

14.252

21.672.913

-51,97

-46,47

6,26

6,54

Hàn Quốc

7.709

12.406.573

-30,47

-20,6

3,39

3,75

Mỹ

6.597

9.600.281

-17,85

-3,69

2,9

2,9

Thổ Nhĩ Kỳ

5.902

9.482.153

-3,17

16,84

2,59

2,86

Đài Loan(TQ)

5.801

8.803.244

-11,6

-3,95

2,55

2,66

Đức

5.330

8.067.132

-45,19

-39,75

2,34

2,44

Indonesia

3.126

5.171.396

-12,51

-1,02

1,37

1,56

Nhật Bản

2.772

4.322.969

3,78

8,25

1,22

1,31

Tây Ban Nha

2.559

3.664.398

-14,76

-0,38

1,12

1,11

Italia

2.268

3.519.327

-34,77

-16,48

1

1,06

Brazil

2.254

2.998.769

-17,41

4,83

0,99

0,91

Sri Lanka

1.799

2.792.280

10,3

16,44

0,79

0,84

Bangladesh

1.741

2.729.650

44,96

54,87

0,76

0,82

Hà Lan

1.844

2.446.239

-53,66

-47,17

0,81

0,74

Malaysia

1.539

2.187.866

-71,14

-67,32

0,68

0,66

Pakistan

1.345

1.817.616

219,48

267

0,59

0,55

Nga

1.198

1.770.572

-28,26

-24,84

0,53

0,53

Pháp

1.068

1.722.153

1,91

12,21

0,47

0,52

Bỉ

1.194

1.285.867

-39,79

-31,29

0,52

0,39

Canada

723

1.146.937

-28,27

-18,89

0,32

0,35

Achentina

537

855.643

78,41

102,04

0,24

0,26

Pê Ru

502

805.032

-4,92

4,36

0,22

0,24

Anh

529

797.995

-18,74

-8,16

0,23

0,24

Phần Lan

464

729.590

-28,06

-20,76

0,2

0,22

Hồng Kông (TQ)

339

524.986

-29,23

-19,64

0,15

0,16

Mexico

274

451.603

-74,37

-63,69

0,12

0,14

Thụy Điển

202

306.432

-72,18

-68,09

0,09

0,09

Ukraine

80

133.248

 

 

0,04

0,04

Singapore

81

129.730

14,08

27,43

0,04

0,04

 

Nguồn: VITIC