Theo đó, Việt Nam là đối tác thương mại hàng đầu của Campuchia (đứng thứ ba). Đây là thị trường mà Việt Nam xuất siêu lớn, với 2,8 tỷ USD trong năm 2018. Sang năm 2019, tính 7 tháng đầu năm tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia đạt 2,49 tỷ USD, tăng 20,69% so với cùng kỳ.

Campuchia là thị trường tiêu thụ rất tốt nhiều sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam như: Sắt thép, dệt may, nguyên phụ liệu dệt may, sản phẩm nhựa, máy móc thiết bị và phụ tùng, phân bón các loại… Đây cũng là những thị trường cung cấp các sản phẩm nguyên liệu thô, là đầu vào phục vụ tiêu dùng, sản xuất trong nước và xuất khẩu của Việt Nam như hàng nông, lâm, thủy sản thô, khoáng sản.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong rổ hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Campuchia, nhóm sắt thép các loại chiếm thị phần lớn nhất với 24,81% đạt 618,89 triệu USD, tăng 33,75% so với cùng kỳ, lượng cũng tăng 44,47% đạt 1,03 triệu tấn. Kế đến là nhóm hàng dệt, may chiếm 13,69% thị phần đạt 341,60 triệu USD, tăng 32,72% so với cùng kỳ. Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày cũng tăng 21,01% đạt trị giá cao 158,99 triệu USD.
Tăng mạnh nhất tới 62% về trị giá phải kể đến nhóm hàng sản phẩm từ sắt thép đạt 86,77 triệu USD. Chất dẻo nguyên liệu tăng 77,33% về lượng đạt 7,93 ngàn tấn và tăng 61,88% về trị giá đạt 10,82 triệu USD.
Trong 7 tháng đầu năm 2019, Campuchia giảm mạnh nhập khẩu một số mặt hàng của Việt Nam, trong đó nhóm điện thoại các loại và linh kiện chiếm thị phần không đáng kể trong tổng kim ngạch, chỉ đạt 60,11 ngàn USD, giảm 99,64% so với cùng kỳ. Sản phẩm gốm, sứ giảm 39,76% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 10,99 triệu USD.
Hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Campuchia 7 Tháng/2019

Mặt hàng

7 tháng năm 2019

+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*

Lượng (tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Tổng

 

2.494.664.650

 

20,69

Hàng thủy sản

 

 

19.928.878

 

 

41,78

Hàng rau quả

 

 

1.501.771

 

 

-28,64

Cà phê

368

1.244.378

21,45

-14,75

Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc

 

 

33.310.556

 

13,45

Thức ăn gia súc và nguyên liệu

 

55.951.706

 

7,15

Clanhke và xi măng

254.729

13.132.785

44,64

44,70

Xăng dầu các loại

444.995

268.377.034

2,98

-6,57

Hóa chất

 

15.608.370

 

29,66

Sản phẩm hóa chất

 

50.222.979

 

34,00

Phân bón các loại

148.856

53.449.468

-34,46

-32,16

Chất dẻo nguyên liệu

7.939

10.826.066

77,33

61,88

Sản phẩm từ chất dẻo

 

83.178.780

 

25,47

Sản phẩm từ cao su

 

2.913.859

 

-30,45

Gỗ và sản phẩm gỗ

 

4.657.941

 

-38,69

Giấy và các sản phẩm từ giấy

 

53.923.669

 

47,03

Xơ, sợi dệt các loại

5.832

17.691.194

-11,27

-4,85

Hàng dệt, may

 

341.604.202

 

32,72

Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày

 

158.996.050

 

21,07

Sản phẩm gốm, sứ

 

10.991.123

 

-39,76

Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh

 

2.277.176

 

12,89

Sắt thép các loại

1.036.678

618.895.213

44,47

33,75

Sản phẩm từ sắt thép

 

86.776.152

 

62,00

Kim loại thường khác và sản phẩm

 

59.595.913

 

37,39

Điện thoại các loại và linh kiện

 

60.113

 

-99,64

Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác

 

54.846.777

 

14,11

Dây điện và dây cáp điện

 

25.803.481

 

14,68

Phương tiện vận tải và phụ tùng

 

31.802.666

 

23,89

Sản phẩm nội thất từ chất liệu khác gỗ

 

3.876.019

 

-35,23

Hàng hóa khác

 

413.220.332

 

 

 

(*Tính toán số liệu từ TCHQ)
Trong những năm qua, Việt Nam đã hợp tác hết sức tích cực và có hiệu quả đối với phía Campuchia trong các cơ chế hợp tác kinh tế, thương mại song phương và phối hợp trong các cơ chế đa phương; xây dựng và hoàn thiện các cơ sở pháp lý quan trọng trong phát triển thương mại như thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - Campuchia...
Ngoài ra, hai nước còn tham gia các hiệp định, thỏa thuận hợp tác khu vực, trong ASEAN như Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Đồng thời, cơ sở hạ tầng thương mại biên giới giữa Việt Nam với Campuchia đã được cải thiện đáng kể, góp phần vào việc tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp, cư dân biên giới trao đổi thương mại, thu hút đầu tư.