Số liệu từ TCHQ cho thấy, tháng 10/2018 Việt Nam đã xuất khẩu được 87,97 nghìn tấn chất dẻo nguyên liệu, thu về 108,29 triệu USD, tăng 49,1% về lượng và 52,6% về trị giá so với tháng 9. Như vậy, sau khi suy giảm ở tháng 9/2018 thì nay sang thagns 10/2018 đã lấy lại đà tăng trưởng, nâng lượng xuất khẩu nhóm hàng này 10 tháng năm 2018 lên 726,04 nghìn tấn, trị giá 763 triệu USD, tăng gấp 2 lần về lượng (tức tăng 101,7%) và tăng 88,8% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.
Trung Quốc tiếp tục là thị trường chủ lực dẫn đầu về kim ngạch, chiếm 66,37% tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng đạt 481,9 nghìn tấn, trị giá 400,53 triệu USD, tăng gấp 2,1 lần về lượng (tức tăng 208,38%) và gấp 2,3 lần trị giá (tức tăng 225,02%) so với 10 tháng năm 2017, riêng tháng 10/2018 chất dẻo nguyên liệu xuất sang Trung Quốc đạt 48,28 nghìn tấn, trị giá 50,8 triệu USD, tăng 49,05% về lượng và 62,38% trị giá so với tháng trước đó, nếu so với tháng 10/2017 thì tăng 55,32% về lượng nhưng trị giá gấp 2,4 lần (tức tăng 136,27%).
Indonesia tiếp tục đứng thứ 2 sau thị trường Trung Quốc khi có lượng xuất đạt 51,4 nghìn tấn, trị giá 75,2 triệu USD, nhưng so với cùng tốc độ xuất sang thị trường này suy giảm cả lượng và trị giá, giảm lần lượt 25,96% và 17,93% mặc dù giá xuất bình quân tăng 10,85% đạt 1463,10 USD/tấn. Riêng tháng 10/2018 đạt 9,67 nghìn tấn, trị giá 13,3 triệu USD, tăng 26,74% về lượng và 32,27% trị giá so với tháng 9/2018. Kế đến là các thị trường Ấn Độ, Nhật Bản, Thái Lan….
Nhìn chung, 10 tháng đầu năm lượng chất dẻo nguyên liệu xuất sang các thị trường đều tăng trưởng, chiếm 66,67%. Đặc biệt, thời gian này ngoài những thị trường truyền thống với tốc độ tăng mạnh, thì xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu sang thị trường Bờ Biển Ngà tăng đột biến, tuy chỉ đạt 221 nghìn tấn, trị giá 198 nghìn USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 18,4 lần về lượng (tức tăng 1741,67%) và gấp 9,8 lần về trị giá (tức tăng 882,45%), mặc dù giá xuất bình quân giảm 46,65% xuống còn 896,2 USD/tấn.
Bên cạnh đó, xuất sang thị trường Ấn Độ cũng tăng khá, gấp 2,1 lần về lượng (tức tăng 112,45%) và tăng 98,34% trị giá mặc dù giá xuất cũng giảm 6,64% xuống 1370,19 USD/tấn, tương ứng với 19,2 nghìn tấn; 26,31 triệu USD.
Một điểm đáng chú ý trong cơ cấu thị trường xuất khẩu nhóm hàng này là, nếu như 9 tháng 2018 xuất sang thị trường Italy sụt giảm thì nay 10 tháng tăng 51,74% về lượng và trị giá gấp 2,3 lần (tức tăng 132,67%) chỉ đứng sau thị trường Trung Quốc và giá xuất bình quân tăng 53,33% đạt 1508,5 USD/tấn.
Ở chiều ngược lại, xuất sang thị trường Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục đà suy giảm, giảm lần lượt 77,04% về lượng 69,53% về trị giá so với cùng kỳ, tương ứng với 416 tấn; 719,7 nghìn USD.
Thị trường xuất khẩu chất dẻo và nguyên liệu 10 tháng năm 2018

Thị trường

10T/2018

+/- so với cùng kỳ 2017 (%)*

Lượng (Tấn)

Trị giá (USD)

Lượng

Trị giá

Trung Quốc

481.937

400,533,599

208,38

225,02

Indonesia

51.463

75,295,456

-25,96

-17,93

Ấn Độ

24.887

30,175,199

5,97

18,98

Nhật Bản

19.208

26,318,562

112,45

98,34

Thái Lan

18.135

32,958,437

-6,84

5,8

Philippines

9.407

13,456,925

28,16

31,32

Hàn Quốc

8.831

18,387,948

35,53

76,17

Campuchia

8.684

13,087,181

83,94

100,2

Bangladesh

8.248

11,349,945

49,23

32,69

Malaysia

7.332

12,364,811

-2,44

12,18

Đài Loan

5.548

11,551,241

-26,05

-9,26

Myanmar

4.096

5,168,570

57,12

44,27

Australia

3.201

4,526,560

6,91

6,07

Canada

2.101

4,069,575

-10,18

-7,03

Singapore

1.579

2,705,976

29,75

17,83

Italy

1.437

2,167,714

51,74

132,67

HongKong (TQ)

1.354

2,406,946

-4,51

-1,07

Nam Phi

526

660,258

-35,06

-22,35

Thổ Nhĩ Kỳ

416

719,770

-77,04

-69,53

Bờ Biển Ngà

221

198,061

1,741,67

882,45

(*Vinanet tính toán số liệu từ TCHQ)

Nguồn: Vinanet